Nhịp sống số

CRTouch: giải pháp cảm ứng cho màn hình CRT không cần sửa phần cứng

CRTouch: giải pháp cảm ứng cho màn hình CRT không cần sửa phần cứng
id="post_message_15296926">
CRTouch: giải pháp cảm ứng cho màn hình CRT không cần sửa phần cứng

Một nhóm sinh viên của đại học Hasselt, Bỉ, đã phát triển nên một hệ thống cảm ứng có thể dùng với găng tay trên màn hình CRT mang tên CRTouch. Hệ thống này sử dụng một cặp quang transitor ở các đầu ngón tay trỏ và ngón giữa của đôi găng. Hiện tại, hầu hết các màn hình LCD cảm ứng đều dùng một lớp phủ, chẳng hạn như lớp điện trở hay lớp cảm ứng điện dung bên trên màn hình hiển thị. Trong khi đó, màn hình CRT có phương thức hoạt hoạt động khác với LCD. Hình ảnh hiện lên được nhờ các chùm electrong bay ra từ ca-tốt, sau đó nhờ cảm ứng từ định hướng để nó đến đúng vị trí trên màn hình. Chính vì thế việc áp dụng cảm ứng cho CRT cần có tinh chỉnh vào màn hình chứ không đơn giản chỉ cần dùng lớp phủ cảm ứng. Tuy nhiên, với dự án CRTouch, để biến một màn hình CRT bình thường thành cảm ứng thì sẽ đơn giản hơn.

Một thiết bị FPGA (field-programmable gate array, thiết bị có thể được lập trình lại sau khi xuất xưởng) được kết nối với găng tay và màn hình sẽ ngoại suy vị trí của quang transitor dựa trên vị trí của các chùm electron thoát ra, từ đó giả lập vị trí của một con trỏ chuột. Trong video bên dưới, những bạn này có thể dùng găng tay để vẽ, và nó tương đối chính xác, tuy nhiên, nhóm phát triển nói rằng khi màn hình quá sáng, quang transitor nhận quá nhiều pixel, do đó không còn vẽ chính xác. Khi hình ảnh quá tối cũng không nhận biết được vị trí. Chính vì thế, họ đưa ra giải pháp hai chế độ: Tablet Mode để dùng giảm độ sáng khi ánh sáng mạnh, và Extra Brightness để tăng độ sáng của tất cả các màu sắc khi không đủ ánh sáng. Như vậy, độ chính xác sẽ được cải thiện. Theo bạn thì công nghệ này có thể áp dụng vào việc nào trong thời điểm hiện nay?