Với sự hỗ trợ của Darpa, nhóm các nhà nghiên cứu chủ chốt của Lầu Năm Góc, các nhà khoa học của trường đại học Cornell đã có thể che giấu được một sự vật, sự kiện đang diễn ra trong một khoảng thời gian cực nhanh là 40 pico giây (một pico giây được tính bằng một phần ngàn tỷ của giây). Họ đã công bố nghiên cứu mang tính đột phá này trên tạp chí Nature.
Dù đã có được những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu che giấu một sự kiện nhưng đây mới chỉ là lần đầu tiên các nhà khoa học thực hiện hóa được lý thuyết này. Năm 2011, các nhà nghiên cứu của đại học Texas, Dallas đã biết cách khai thác những hiệu ứng ảnh ảo để làm một vật biến mất. Trước đó vào năm 2010 thì các nhà vật lý của đại học St Andrews đã thành công trong việc sử dụng những siêu vật liệu để đánh lừa mắt của con người khi những người tham gia thí nghiệm không thể thấy được những hành động đang diễn ra trước mắt họ.
Thông thường thì muốn làm tàng hình hay làm biến mất một đối tượng, chúng ta cần phải bẻ cong ánh sáng ở xung quanh đối tượng đó. Nếu ánh sáng không thể tới được một đối tượng nào đó thì chúng ra sẽ không thể thấy được đối tượng đó bằng mắt thường.
Đối với các sự kiện và hành động đang xảy ra, để có thể che giấu chúng, ta cần phải làm thay đổi tốc độ ánh sáng. Ánh sáng phát ra từ những hành động và sự kiện đang xảy ra cho phép chúng ta có thể nhìn thấy các hành động này. Thông thường thì ánh sáng có tính liên tục. Chỉ bằng cách làm gián đoạn tính liên tục của ánh sáng, các nhà nghiên cứu của đại học Cornell đã có thể che giấu đi một sự vật, sự kiện đang diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Họ đã sử dụng kính quang học để tạo ra lỗ hổng thời gian khi ánh sáng di chuyển dọc theo các sợi quan học có kích thước vô cùng mỏng này. Các nhà khoa học đã bắn ra một chùm ánh sáng màu xanh và họ tạo ra một thấu kính thời gian có khả năng tách chùm sáng xanh này làm hai phần, một phần chuyển động rất nhanh, còn phần kia chuyển động rất chậm. Cùng lúc đó, họ cũng bắn vào chùm sáng xanh này một chùm sáng đó và nó không thể nhìn thấy được.
Họ đã sử dụng kính quang học để tạo ra lỗ hổng thời gian khi ánh sáng di chuyển dọc theo các sợi quan học có kích thước vô cùng mỏng này. Các nhà khoa học đã bắn ra một chùm ánh sáng màu xanh và họ tạo ra một thấu kính thời gian có khả năng tách chùm sáng xanh này làm hai phần, một phần chuyển động rất nhanh, còn phần kia chuyển động rất chậm. Cùng lúc đó, họ cũng bắn vào chùm sáng xanh này một chùm sáng đó và nó không thể nhìn thấy được.
Những nghiên cứu này chắc chắn sẽ mở ra một hướng đi mới trông việc che giấu các sự kiện có thời gian xảy ra nhanh như hoạt động truyền dữ liệu hay các hoạt động máy tính bí mật khác.
Các biên tập viên của tạp chí Nature đã gọi đây là "Một bước tiến quan trọng để phát triển áo tàng hình". Nhưng sẽ mất một khoảng thời gian rất lâu để Mỹ có thể áp dụng công nghệ này trong quân sự. Cũng theo các nhà khoa học của Cornell, sẽ cần đến một thiết bị dài tới 18,600 dặm để tạo ra một lớp áo tàng hình che dấu sự kiện trong vòng 1 giây.
Các biên tập viên của tạp chí Nature đã gọi đây là "Một bước tiến quan trọng để phát triển áo tàng hình". Nhưng sẽ mất một khoảng thời gian rất lâu để Mỹ có thể áp dụng công nghệ này trong quân sự. Cũng theo các nhà khoa học của Cornell, sẽ cần đến một thiết bị dài tới 18,600 dặm để tạo ra một lớp áo tàng hình che dấu sự kiện trong vòng 1 giây.