Trong tuần này, cộng đồng mạng nói chung và giới yêu thích truyện tranh Việt Nam nói riêng đã xôn xao trước tin tức về một vụ lừa đảo đã diễn ra trong một thời gian dài, với rất nhiều nạn nhân mà thủ phạm lại là một họa sĩ truyện tranh trẻ.
Vào khoảng ngày 04/04, trên một số các diễn đàn chuyên về truyện tranh như vncomic, thegioitruyentranh… xuất hiện bài viết của một thành viên tự nhận mang bút danh Lam trong nhóm vẽ Lục Lam X.U (một nhóm vẽ truyện tranh đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu). Lam tố cáo N.H.P (bút danh thường sử dụng là Moonxu) - người đã từng hợp tác với Công ty Artsign trong việc vẽ cuốn truyện Bồ câu không đưa thư (nguyên tác Nguyễn Nhật Ánh) và thường được biết đến như một họa sĩ chuyên vẽ truyện tranh cho thiếu nhi – là thủ phạm gây ra một loạt vụ lừa đảo trong giới vẽ truyện tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Lam, Moonxu đã lừa gạt và hạ thấp uy tín của rất nhiều cá nhân, đơn vị có liên quan đến mảng mỹ thuật, đặc biệt là truyện tranh.
Vào khoảng ngày 04/04, trên một số các diễn đàn chuyên về truyện tranh như vncomic, thegioitruyentranh… xuất hiện bài viết của một thành viên tự nhận mang bút danh Lam trong nhóm vẽ Lục Lam X.U (một nhóm vẽ truyện tranh đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu). Lam tố cáo N.H.P (bút danh thường sử dụng là Moonxu) - người đã từng hợp tác với Công ty Artsign trong việc vẽ cuốn truyện Bồ câu không đưa thư (nguyên tác Nguyễn Nhật Ánh) và thường được biết đến như một họa sĩ chuyên vẽ truyện tranh cho thiếu nhi – là thủ phạm gây ra một loạt vụ lừa đảo trong giới vẽ truyện tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Lam, Moonxu đã lừa gạt và hạ thấp uy tín của rất nhiều cá nhân, đơn vị có liên quan đến mảng mỹ thuật, đặc biệt là truyện tranh.
Trang cá nhân Facebook của Moonxu (hiện đang tạm khóa).
Trong bài viết của mình, Lam đã nêu ra rất cụ thể phương thức lừa đảo của Moonxu, ví dụ như: lân la kết thân với các họa sĩ truyện tranh trẻ, yêu cầu hợp tác hoặc thành lập nhóm vẽ chung với họ, tỏ ý sẽ “dắt mối” (tìm kiếm các hợp đồng vẽ truyện) giúp họ, mời họ tham gia hợp tác công đoạn nào đó trong một dự án truyện tranh... Tiếp theo đó, sau khi hoàn thành công việc, trong một vài lần đầu họa sĩ hợp tác với Moonxu có thể nhận được nhuận bút, còn những lần sau Moonxu sử dụng các lý do như: bản vẽ không được chấp nhận, dự án đã “chìm xuồng”, tác phẩm sẽ được đăng trong một khoảng thời gian nào đó sắp tới, thậm chí là… công ty phá sản hoặc tổng biên tập/thủ quỹ ôm tiền bỏ trốn (?!).
Trong khi trên thực tế, các nhà xuất bản đã chi trả đầy đủ tiền nhuận bút cho các họa sĩ nhưng Moonxu đã kí nhận, cầm tất cả nhưng lại không đưa cho họ một xu. Không những thế, Moonxu còn vu khống, đặt điều gây ra tiếng xấu cho tổng biên tập/nhà xuất bản đó, ví dụ: nhà xuất bản quỵt tiền hoặc ăn chặn nhuận bút của họa sĩ, ăn cắp rồi cho đăng tác phẩm của họa sĩ mà không trả tiền nhuận bút cho họ. Hoặc kỳ dị hơn, những nam tổng biên tập còn bị vu là… gay và quấy rối, dụ dỗ Moonxu (?!).
Trong khi trên thực tế, các nhà xuất bản đã chi trả đầy đủ tiền nhuận bút cho các họa sĩ nhưng Moonxu đã kí nhận, cầm tất cả nhưng lại không đưa cho họ một xu. Không những thế, Moonxu còn vu khống, đặt điều gây ra tiếng xấu cho tổng biên tập/nhà xuất bản đó, ví dụ: nhà xuất bản quỵt tiền hoặc ăn chặn nhuận bút của họa sĩ, ăn cắp rồi cho đăng tác phẩm của họa sĩ mà không trả tiền nhuận bút cho họ. Hoặc kỳ dị hơn, những nam tổng biên tập còn bị vu là… gay và quấy rối, dụ dỗ Moonxu (?!).
Một ý kiến bình luận của hoangvu – admin thegioitruyentranh.vn về hành động ăn chặn tiền nhuận bút của Moonxu.
Theo như tìm hiểu của bạn Lam, có rất nhiều người trong giới vẽ và xuất bản truyện tranh ở Việt Nam đã từng là nạn nhân của Moonxu. Trong đó có thể kể đến những trường hợp như:
- Lục Tiểu Mi: từng là nhân viên tại công ty Artsign (công ty đã xuất bản cuốn truyện tranh Bồ câu không đưa thư), đồng thời cũng là tác giả kịch bản của nhiều truyện thiếu nhi. Thông qua lời Moonxu, Lục Tiểu Mi là thủ quỹ của công ty Artsign, chuyên ăn chặn 2/3 tiền nhuận bút của các họa sĩ và đã ôm tiền bỏ trốn khiến công ty hoàn toàn không có khả năng chi trả cho các họa sĩ khác. Để tìm hiểu sự thực, Lam đã tới tận công ty Artsign hỏi và được biết Lục Tiểu Mi không còn làm việc ở công ty đã 2 năm nay, còn tiền nhuận bút trước kia Moonxu đã kí và nhận đủ.
- Đỗ Thái Thanh và Togashi (cũng là hai họa sĩ truyện tranh trẻ): vào khoảng năm 2010, Moonxu liên hệ với Đỗ Thái Thanh và mời anh tham gia vẽ truyện cho báo Nhi đồng. Moonxu còn tự nhận mình là cháu của Tổng biên tập báo Nhi đồng (?!) nên được giao hợp đồng vẽ truyện minh họa cho báo trong 1 năm. Đỗ Thái Thanh đồng ý và rủ thêm Togashi cùng hợp tác. Sau khi truyện hoàn thành và giao cho Moonxu đi nộp, Moonxu nói lại với họ là truyện không đúng style, phải sửa nhiều và sẽ in vào năm sau. Sau đó Đỗ Thái Thanh mới biết có nhiều người cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như mình sau khi hợp tác với Moonxu.
Truyện do Đỗ Thái Thanh hợp tác với Togashi.
Thực ra mẩu truyện trên đã được Moonxu gửi đăng trên báo Rùa Vàng. Chị Xuân – tổng biên tập báo Rùa Vàng sau khi được biết sự việc của Moonxu đã phát hiện ra đây là truyện Cô bé tí hon và xác nhận:
- Về cuốn truyện tranh Bồ câu không đưa thư: Wantou – một họa sĩ trong ekip vẽ cuốn truyện này cho biết, hơn một nửa cuốn này đều nhóm phụ tá vẽ nhưng khi hoàn thành, Moonxu đã cầm hết tiền nhuận bút và không trả cho họ một đồng nào. Riêng Wantou chỉ được trả 2 triệu, vẫn còn thiếu so với thỏa thuận ban đầu.
- Nhóm Lục Lam X.U đã từng hợp tác với Moonxu 3 truyện là “Cỗ máy thời gian”, “Nàng tiên ống trúc” và “Vòng tròn hạnh phúc”. Tuy nhiên họ đều không nhận được nhuận bút nào từ 3 truyện này với những lý do Moonxu đưa ra như: truyện không được chấp nhận, đã có người khác vẽ, thủ quỹ ôm tiền chạy trốn… Trong khi thực tế những truyện này đã được đăng một phần hoặc đăng ở các tạp chí khác, nhà xuất bản cũng giao nhuận bút nhưng Moonxu đã lĩnh hết và không hề trả công cho nhóm Lục Lam X.U.
Truyện tranh “Nàng tiên ống trúc” do Lam vẽ nhưng Moonxu trắng trợn tự nhận là của mình.
Một banner cho game của Moonxu, đạo gần như hoàn toàn tạo hình và phong cách bố cục của họa sĩ truyện tranh Đoàn Minh Mẫn.
Giám đốc công ty Artsign lên tiếng xác nhận việc Moonxu nhận và biển thủ hoàn toàn tiền nhuận bút của các họa. sĩ khác:
Các tranh vẽ trong trang Deviantart của Moonxu có rất nhiều phong cách khác nhau,
được cho là vì Moonxu đã lấy tranh của người khác rồi tự nhận là của mình.
Một nạn nhân khác của Moonxu mới lên tiếng.
Hiện nay, trên trang Facebook cá nhân của Lam và các diễn đàn truyện tranh khác, xung quanh chủ đề này có rất nhiều người đã lên tiếng xác nhận hành vi lừa đảo của Moonxu (họ là nạn nhân từng hợp tác với Moonxu hoặc có quen biết với Moonxu). Không những lừa tiền của các họa sĩ truyện tranh, Moonxu còn thường xuyên nói xấu, vu khống người này với người kia để gây chia rẽ, đồng thời “cách ly” họ với nhau khiến cho hành vi của Moonxu tuy đã diễn ra trong một thời gian dài nhưng đến nay mới bị tố cáo.
Sự việc Moonxu tuy chỉ là hành vi của cá nhân, con sâu làm rầu nồi canh, nhưng qua đó đã để lại bài học đắt giá cho các họa sĩ truyện tranh trẻ khi đặt niềm tin không đúng chỗ, cách làm việc thiếu chuyên nghiệp và không minh bạch với vấn đề tiền bạc. Đồng thời, có lẽ qua sự việc trên, các họa sĩ truyện tranh trẻ đã hiểu nhau hơn, giải tỏa được những khúc mắc, chia rẽ và cùng đoàn kết vì sự phát triển của nền truyện tranh Việt Nam.