Nhịp sống số

CIA lập nhóm đặc nhiệm theo dõi tin nhắn mạng xã hội

Theo AP, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) vừa lập ra một "nhóm đặc nhiệm" mang tên Open Source Center, chuyên theo dõi tin nhắn được gửi lên các mạng xã hội như Twitter và Facebook mỗi ngày, nhằm phân tích ý kiến của công chúng trên toàn thế giới.

Theo đó, mỗi ngày "nhóm đặc nhiệm" sẽ phải theo dõi hơn 5 triệu tin nhắn tweet từ mạng Twitter, những cập nhật trạng thái, bình luận (comment) trên mạng xã hội Facebook và cả những hình thái trao đổi thông tin khác như các phòng tán gẫu công cộng (chat room), những kênh truyền hình hay đài radio địa phương trên toàn thế giới.

Giám đốc trung tâm Doug Naquin cho biết trung tâm sẽ giám sát các hoạt động mạng xã hội tại nhiều nước khác nhau. Theo luật pháp, Chính phủ Hoa Kì bị hạn chế trong việc theo dõi những tin nhắn Twitter, Facebook hay email của công dân mà không có giấy phép.

Bộ phận Open Source Center được thành lập lần đầu tiên sau vụ tấn công 11-9 để đối đầu với khủng bố quốc tế. Giờ đây, nhóm đã mở rộng phạm vi hoạt động xa hơn việc tập trung vào khủng bố, giám sát quan điểm công chúng về những vấn đề quan trọng trên toàn thế giới.

Trường hợp cụ thể được mính chứng với Hãng tin AP bao gồm sự kiện trùm khủng bố Osama Bin Laden bị triệt hạ. Nhóm đã quan sát những tin nhắn trên mạng Twitter bằng tiếng Ấn Độ hay Trung Quốc đã có nội dung tiêu cực, cho thấy người Pakistan và Trung Quốc không hài lòng với thông tin này. Tiếp đó, sau khi Tổng thống Obama công bố về cái chết của Bin Laden, nhiều hoạt động tiêu cực đã xuất hiện trên các mạng xã hội tại một vài quốc gia Trung Đông.

Nguồn thông tin từ các website như Facebook và Twitter cũng giúp theo dõi những nguy cơ có thể đẩy mức độ nguy hiểm lên cao, như vụ biểu tình dẫn đến bạo động tại thủ đô Bangkok, Thái Lan vào tháng 4 và tháng 5-2010.

Cuộc biểu tình dẫn đến bạo động ở thủ đô Cairo, Hi Lạp vào tháng 11-2010 cũng được tổ chức qua Facebook và Twitter - Ảnh: AP.

Những phân tích tất cả hoạt động từ môi trường mạng sẽ được báo cáo cho tổng thống. Mặc dù vậy, làn sóng phản đối vẫn cho rằng người dân cần được quyền trao đổi thông tin tự do.

Julian Assange, nhà sáng lập mạng xã hội WikiLeaks, phơi bày nhiều thông tin liên lạc nhạy cảm giữa các chính trị gia. .. cho rằng một số những công ty internet như Facebook hay Google là các công cụ cho chính phủ, được dùng để truy xuất đến bất kì loại thông tin nào họ muốn.

"Facebook là cỗ máy do thám đáng sợ nhất từng được phát minh", Assange trả lời một cuộc phỏng vấn với Hãng tin RT của Nga. "Những thông tin bao quát về mọi người như mối quan hệ của họ, tên tuổi, địa chỉ, vị trí và những mối quan hệ xã hội, tất cả đều có thể truy xuất bởi tình báo Hoa Kì đang ngồi tại nước Mỹ".

Vị trí của trung tâm Open Source Center được giữ bí mật nhằm tránh các cuộc tấn công vật lí lẫn điện tử.