Thực tế là việc phân phát và tiêm thuốc cho bệnh nhân là một quá trình tồn thời gian, vất vả và chính bệnh nhân nhiều lúc vẫn quên dùng thuốc trị bệnh đặc biệt là đối với những bệnh đòi hỏi bệnh nhân phải tự mình tiêm thuốc. Một giải pháp đã được đưa ra giúp giải quyết vấn đề này. Các nhà khoa học trực thuộc MIT và Tập đoàn MicroCHIPS Masachuset đã công bố thử nghiệm thành công đầu tiên về thiết bị chip cấy ghép, tự động phân phát liều lượng thuốc tới những bệnh nhân bị loãng xương.
Giáo sư Robert Langer và Michael Cima thuộc MIT đã làm việc với công nghệ này khoảng 15 năm trước, tiến hành hình thành nên MicroCHIPS và phát triển nó. Trong các cuộc thử nghiệm, một chip lập trình được nạp vào 20 liều lượng thuốc loãng xương, mỗi liều thuốc được chứa trong một mũi kim. Mỗi mũi kim lại được chặn bởi một hỗn hợp bạch kim và titan (vàng), khi dòng điện từ pin chạy qua hợp kim sẽ tan chảy và thuốc sẽ được tiêm vào cơ thể. Thiết bị có khả năng tự vận hành theo thời gian biểu đã lập trình trước và có thể kích hoạt thông qua sóng radio ở một tần số nhất định giúp bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết.
Các cuộc thử nghiệm đã diễn ra tại Đan Mạch vào tháng 1 vừa qua. Bảy phụ nữ từ độ tuồi 65 đến 70 đã được cấy ghép chip vào phần dưới eo. Quá trình mất khoảng 30 phút và họ có thể tiếp tục cuộc sống như thường trong vòng 4 tháng với liều lượng thuốc được cung cấp đầy đủ qua chip. Các nhà nghiên cứu dự tính sẽ giám sát các đối tượng được thử nghiệm trong vòng một năm. Phương pháp sự dụng chip rất an toàn, ngoài ra các bệnh nhân cũng cho biết họ không hề cảm giác có sự tồn tại của chíp được cấy. Quá trình cấu thành xương vẫn giống như khi sử dụng phương pháp tiêm thuốc hàng ngày, hơn nữa lượng thuốc được sử dụng lại đảm bảo hơn về liều lượng.
Các nhà nghiên cứu đang có kế hoạch nộp đơn xin phê duyệt quy định về cấy ghép chip cung cấp thuốc vào năm 2014 cũng như đang tiếp tục phát triển công nghệ với việc nâng cấp khả năng chứa thuốc của mỗi chip lên 400 mũi tiêm.
Tham khảo : gizmag