Có thể khẳng định, việc Quốc Hội Mỹ nhóm họp để xem xét việc thông qua hai dự luật Stop Online Piracy Act(SOPA) và Protect IP Act (PIPA) là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong đầu năm 2012.
Sau sự kiện website cung cấp dịch vụ lưu trữ Megaupload bị buộc đóng cửa mặc dù không liên quan đến hai dự luật SOPA và PIPA đã khiến cho sự chống đối hai dự luật này của người dùng internet càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Với SOPA, dự luật này sẽ được các Dân Biểu xem xét ở Hạ Viện và PIPA sẽ do các Thượng Nghị Sĩ định đoạt tại Thượng Viện. Ngày 24/01 tới đấy sẽ là thời điểm quyết định xem liệu SOPA và PIPA có được thông qua hay không. Theo ghi nhận của tổ chức phi lợi nhuận ProPublica vào ngày 18/01 vừa qua, số lượng phiếu đồng thuận thông qua PIPA là 80 người, trong khi số người muốn bác bỏ dự luật này chỉ là 31 người.
Mặc dù vậy, những hành động phản đối xuất phác từ người dùng internet và cả các ông lớn như Microsoft, Google hay Facebook đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực hơn. Đặc biệt gần đây nhất chính là sự lên tiếng của nhóm hacker lớn nhất thế giới, Anonymous.
ProPublica đã ghi nhận được số phiếu bầu không muốn thông qua PIPA đã tăng lên 122 người, trong khi số người ủng hộ là 63 người vào ngày 19/01.
Riêng với SOPA, con số ủng hộ dự luật này vào ngày 19/01 là 26 người, trong khi số phiếu bát bỏ là 100 người. Như vậy, SOPA sẽ khó được đưa lên Thượng Viện để từ đó được chính thức trông qua. Đây có thể xem là một tin vui đối với đa số người dùng internet.
Thế nhưng, theo luật định, dự luật PIPA hoàn toàn có thể được thông qua nếu mức độ ủng hộ nó vẫn duy trì như hiện tại. Bởi lẽ, sẽ chỉ cần ít nhất 60 phiếu thuận để thông qua PIPA. Không chỉ vậy, nếu đạt được 67 phiếu thuận tức chiếm 2/3 tổng số phiếu thì Tổng Thống Obama sẽ không có quyền phủ quyết dự luật này. Chúng ta đã biết đích thân Tổng Thống Obama lên tiếng chống lại cả hai dự luật này.
Như vậy có thể thấy cuộc chiến chống lại cả hai dự luật SOPA và PIPA vẫn đang rất căng thẳng. Bởi hiện tại vẫn còn một số không nhỏ Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ chưa công bố quan điểm của mình về việc bỏ phiếu thuận hay bác bỏ hai dự luật này.
Tham khảo: TechCrunch