<></> “Mức độ cạnh tranh của công nghiệp CNTT-TT Việt Nam được xếp 53/66 trong báo cáo tháng 9/2011 của Economist Intelligence Unit (EIU) và Benchmarking IT Industry Competitiveness (BSA). Sau 2 năm, Việt Nam tăng lên 3 bậc, đứng thứ 13 trong số 17 nước khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm cuối bảng xếp hạng”, ông Nguyễn Trọng Đường, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT cho biết tại Hội thảo quốc gia về CNTT và Truyền thông (Việt Nam được tổ chức trong cả ngày hôm nay 7/1 tại Hà Nội, để nhìn lại một năm Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT.
Ảnh minh họa |
Báo cáo của Economist Intelligence Unit và Benchmarking IT Industry Competitiveness được công bố hai năm/lần, xếp hạng 66 quốc gia dựa trên 6 tiêu chí: (1) môi trường kinh doanh, (2) hạ tầng CNTT-TT, (3) nguồn nhân lực, (4) hành lang pháp lý, (5) nghiên cứu phát triển (R&D), (6) hỗ trợ của nhà nước trong việc phát triển công nghiệp CNTT.
Theo ông Đường nguyên nhân là do yếu tố về nguồn nhân lực còn hạn chế, đặc biệt hoạt động R&D được xếp ở mức gần như thấp nhất.
Theo báo cáo Đo lường xã hội thông tin 2011 (Measuring the Information Society 2011) của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) chỉ số kỹ năng CNTT-TT (ICT Skill Index) của Việt Nam đứng ở vị trí <>108/152</>, giữ nguyên so với năm 2008. ICT Skill index một chỉ số con của ICT Development Index trong báo cáo Measuring the Information Society, dùng đánh giá nguồn nhân lực của một quốc gia dựa trên các tiêu chí tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ vào học trung học và tỷ lệ học sau trung học.
Trong khi đó, hoạt động R&D của Việt Nam được xếp hạng <>60/66</> trong báo cáo về Mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp CNTT-TT của EIU và BSA, tụt 9 bậc so với 51/66 năm 2008. Chỉ số R&D của quốc gia dựa trên các yếu tố: R&D nhà nước (15%); R&D trong doanh nghiệp(15%); Số bằng sáng chế CNTT (50%); Phí bản quyền và cấp phép (20%).
Các chỉ số xếp hạng gia công phần mềm, gia công dịch vụ phần mềm khá cao.
Về gia công phần mềm Việt Nam được xếp ở vị trí thứ <>8/50</> trong báo cáo Offshoring Opportunities của A.T.Kearney, tăng 2 bậc so với 2009 và 11 bậc so với 2007. Báo cáo Offshoring Opportunities công bố 2 năm 1 lần, xếp hạng các nước dẫn đầu về gia phần mềm, Báo cáo căn cứ vào các chỉ số tài chính (giá) với 40%, kỹ năng và sự sẵn sàng của nguồn nhân lực (30%) và môi trường kinh doanh (30%).
Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước dẫn đầu về gia công dịch vụ theo báo cáo thường niên 10 Leading Locations for Offshore Services in Asia Pacific and Japan - for 2010 của Gartner công bố tháng 2/2011.
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh liên tục có tên trong Trong Top 50 và Top 100 các thành phố mới nổi về gia công phân mềm và dịch vụ CNTT trong báo cáo thường niên Global Services - Tholon Study. Năm 2010, Tholons đã mở rộng báo cáo cho 100 thành phố hàng đầu về gia công thay vì 50 thành phố như các năm.
Về Hạ tầng Viễn thông và CNTT, Việt Nam xếp <>44/66</> về hạ tầng CNTT-TT<> </>trong Báo cáo về Mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp CNTT-TT của EIU và BSA, tăng 8 bậc so với năm 2009, vượt qua Trung Quốc và Thái Lan, xếp sau Malaysia.
EIU và BSA đánh giá chỉ số hạ tầng CNTT dựa trên các yếu tố: đầu tư CNTT (15%), số người có có máy tính(35%), thuê bao băng rộng (25%), bảo mật mạng (10%) và thuê bao di động (15%).
Ứng dụng CNTT Việt Nam năm 2011 được xếp top giữa, thứ <>90/189</> trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên Hiệp Quốc (EGDI-E-Government Development Index), tăng 1 bậc so với 2 năm trước. Trong hai năm 2009, 2010, Việt Nam liên tục được xếp trong danh sách Top 20 quốc gia có số người dùng Internet nhiều nhất thế giới (năm 2009 thứ 18 và năm 2010 thứ 19). Tại khu vực châu Á, năm 2009 Việt Nam xếp thứ 6 về số lượng người sử dụng Internet, năm 2010, xếp thứ 7 với 27,9 triệu người dùng Năm 2010, Việt Nam xếp thứ 72/152 về chỉ số truy cập CNTT-TT, tăng 12 bậc so với năm 2009. Năm 2010, Việt Nam xếp thứ 76/152 về sử dụng Viễn thông–Internet (Theo ICT Use Index 2011 - ITU).