Nhịp sống số

Các dịch vụ chia sẻ file phản ứng gì sau vụ Megaupload?

Các dịch vụ chia sẻ file phản ứng gì sau vụ Megaupload?
id="post_message_13814535">
Các dịch vụ chia sẻ file phản ứng gì sau vụ Megaupload?

Khi hai dự luật SOPA và PIPA được đề cập tới trong thời gian vừa qua thì các dịch vụ chia sẻ dữ liệu trực tuyến cũng đã gặp phải những điêu đứng và rắc rối nhất định. Sau khi dịch vụ Megaupload bị ngưng hoạt động và các thành viên trong ban điều hành bị bắt thì một số dịch vụ chia sẻ lớn khác cũng đã có những hành động nhằm bảo vệ quyền lợi và việc kinh doanh của mình. Họ hành động theo nhiều cách khác nhau nhưng tựu chung lại đều nhằm một múc đích duy nhất là không bị kết tội vì việc vi phạm bản quyền. Điển hình trong số đó có Mediafire, FileSonic hay Uploaded.to.


Mặc dù chưa được chính thức thông qua nhưng SOPA và PIPA cũng đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định, đặc biệt sau khi Megaupload bị ngưng hoạt động. Thành viên sáng lập ra dịch vụ chia sẻ file hàng đầu này là Kim Dotcom (tên khai sinh là Kim Schmitz) cùng với các nhân viên của mình đã bị bắt tại New Zealand trong khi trang megaupload.com thì bị ngưng hoạt động. Đối với FileSonic, một dịch vụ chia sẻ file nổi tiếng khác cũng đã ngưng việc chia sẻ file - dù không phải ngưng hoạt động toàn bộ - nhằm tránh những dính líu vào vấn đề bản quyền. Hiện người dùng trang này chỉ có thể upload hay sử dụng file đã upload trong phạm vi cá nhân chứ không được phép chia sẻ với người khác vì lo sợ vấn đề bản quyền. Đối với Uploaded.to, dịch vụ này ngăn chặn việc truy cập từ nước Mỹ vào dịch vụ của mình, nếu người dùng tại Mỹ hoặc truy cập với IP tại Mỹ sẽ nhận được thông báo "dịch vụ không khả dụng tại quốc gia của bạn".

Còn với Mediafire, CEO của nó là Derek Labian nhận định rằng ông không quá lo lắng về vấn đề trên bởi công ty ông hoạt động theo cách khác với Megaupload, không vi phạm vấn đề bản quyền. "Chúng tôi không đi theo hướng mà Megaupload khuyến khích người dùng của họ, giống như những dịch vụ chia sẻ nền đám mây khác như Dropbox hay Box.net, Mediafire là doanh nghiệp hợp lệ hướng tới người dùng chuyên nghiệp", Derek chia sẻ với Venture Beat trong một lần phỏng vấn gần đây.

Như vậy là sau khi Megaupload bị trừng trị thì một số dịch vụ khác cũng đã lên tiếng. Dù SOPA và PIPA có thành công hay không thì các dịch vụ này cũng nên đề phòng để tránh gặp rắc rối như Megaupload. Người dùng đã mất đi một dịch vụ chia sẻ file hàng đầu và sẽ không muốn mất đi thêm một dịch vụ khác, điển hình như Mediafire.


Nguồn: Slash Gear, Venture Beat, Bhaskar


QUẢNG CÁO



CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ:

  • SOPA và PIPA bị hoãn, nhưng chưa phải hoàn toàn biến mất (22/01)
  • Vụ Megaupload: 7 người bị bắt, Anonymous tấn công trả đũa (20/01)
  • Vi phạm bản quyền, Megaupload bị đóng cửa, phạt tiền/tù (20/01)
  • Wikipedia sẽ ngừng hoạt động trong ngày mai để chống SOPA và PIPA (17/01)
  • Apple nên thay đổi chiến lược bản quyền trong năm 2012? (29/12)
  • Chúng ta có thể sẽ khốn khổ vì SOPA (26/12)
  • RIM lại bị kiện, lần này là tên gọi BBM của BlackBerry Messenger (24/12)
  • ITC kết luận Motorola vi phạm bằng sáng chế của Microsoft (21/12)
  • Samsung từ bỏ vụ kiện Apple vi phạm bằng sáng chế 3G (16/12)
  • Apple nộp đơn yêu cầu cấm bán Galaxy Tab 10.1N tại Đức (01/12)

CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC:

  • YouTube chạm mốc 4 tỉ lượt xem mỗi ngày (24/01)
  • Đăng nhập Google ở máy tính công cộng bằng mã QR, không cần gõ phím (17/01)
  • Hơn 300 triệu người dùng Facebook truy cập từ thiết bị di động (30/12)
  • Dropbox Automator, tự động hóa tài khoản Dropbox của bạn (30/12)
  • Nielsen: Google là thương hiệu Web số 1 tại Mỹ (29/12)
  • CameraTrace - Dịch vụ giúp tìm lại máy ảnh bị mất qua các hình chụp (29/12)
  • Google+ vượt ngưỡng 60 triệu tài khoản, 625.000 người dùng mới/ngày (28/12)
  • Chúng ta có thể sẽ khốn khổ vì SOPA (26/12)
  • Alezaa nâng cấp ứng dụng với in app purchase, tạp chí, truyện tranh (24/12)
  • Đặt mua và xem tạp chí điện tử online với 3nana.vn (23/12)