Nhịp sống số

Bức xúc chuyện bảo hành

Chuyện đi bảo hành đồ công nghệ, nào là điện thoại di động, laptop… dường như trở nên quen thuộc kiểu “biết rồi, khổ lắm nói mãi”, anh hay chị cứ về đi, có gì em sẽ gọi ạ… Hoặc khi alo đến: “Anh chờ nhé, để em hỏi bộ phận kỹ thuật, một lát em gọi lại ạ!”. Và kết quả là khách hàng chờ đợi trong Biệt mất tăm…

 
  
 Bảo hành: Mỗi người một chuyện
  

Có lẽ, một trong những câu chuyện đình đám nhất, về việc bức xúc trước vấn đề bảo hành của các hãng, là câu chuyện “chữa laptop lành thành laptop què” của trung tâm bảo hành máy tính Trần Anh, đã từng “gây sốt” trong dư luận, khi mà VTC News có bài phản ánh dài dằng dặc (hồi tháng 06/2010), chỉ quanh vấn đề của một khách hàng. Đó là thường hợp của anh Tăng Lâm, mang laptop đi bảo hành, cả tháng trời “bặt vô ăm tín”. Khi đến lấy lại, thì hỡi ôi, máy tính của anh chỗ thì méo sờn, cạnh thì móp. Vận hành thì như ông lão “mùa hè lên cơn sốt rét”.

 

 

 

 

Không những thế, khi được Trần Anh chữa “thua” bằng cách gửi hẳn máy của anh tới Hãng Digiworld, thì sự cố “nực cười” mà khi anh Lâm thấy nghi ngờ có sự bất thường, mượn phần mềm kiểm tra linh kiện của một người bạn để test thử thì phát hiện máy mình có… 2 Ram của 2 hãng khác nhau, sản xuất vào thời điểm khác nhau: Ram Hynix HMT 125S6BFR8C-G7 và Ram Samsung M471B2874DZ1-CF8.


Khi anh Lâm thắc mắc vấn đề này, đại diện hãng Digiworld, anh Nam giải thích: Có thể trong quá trình lắp ráp máy (Dell), linh kiện hết và phải sử dụng linh kiện thay thế lấy từ kho. Do Ram cùng phiên bản, có thể hiệu suất không được 100% nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định cho máy???.


Không hoàn toàn hài lòng với cách lý giải của anh Nam, tuy nhiên vì đã quá mệt mỏi với việc "đi kiện", anh Lâm "tặc lưỡi" cho qua để có thể tiếp tục sử dụng chiếc máy tính của mình: "Hơn 1 tháng không có máy đã là quá đủ với tôi rồi".

 

Không quá bi đát như anh Lâm, nhưng anh Dũng, phóng viên một tạp chí CNTT tại Hà Nội cũng khá bức xúc, dù là người biết kiên nhẫn, và cảm thông trước “tình hình chung”. Anh có chiếc laptop Acer - AS4736, mua tại siêu thị máy tính Trần Anh, đã hết bảo hành. Đến Trung tâm bảo hành Acer chính hãng đầu tiên ở Hà Nội từ ngày 26/08/2011, sau khoảng 5 ngày, nhân viên của trung tâm có điện thoại thông báo: “Máy tính của anh sau khi kiểm tra, chúng em phát hiện lỗi ổ cứng, cần phải thay mới, giá ổ cứng mới - 320GB là 1.760.000 đồng anh ạ, anh đồng ý thì chúng em thay ổ cứng mới cho anh”.

 

Thiết nghĩ, máy còn mới, mọi thứ vẫn ngon, vận hành ổn định, thay ổ cứng giá như vậy cũng hợp lí, anh Dũng đồng ý ngay. Nhưng cách vài ngày điện thoại đến hỏi, anh đều nhận được thông báo: “Anh đợi em hỏi bộ phận kỹ thuật, rồi điện lại cho anh nhé”. Và ít là 3 lần sau khoảng 14 ngày nghe thông báo mà vẫn không nhận được phản hồi. Đến tận nơi để hỏi, mỗi lần nhân viên bảo hành trả lời một kiểu: Khi thì máy của anh lắp ổ cứng rời, nên nhanh thôi, chiều anh có thể đến lấy. Và lại bặt vô ăm tín. Khi thì, vì thay linh kiện chính hãng, chúng em phải đợi thống kê hàng, đợi xuất kho, anh đợi vài hôm nữa…

 

Vẫn kiên nhẫn, và rồi, một ngày đẹp trời gần cuối tháng 9/2011, anh Dũng nhận được thông báo đến lấy máy. Mừng cũng có, nhưng “khi giàu thì chẳng gọi cho, đến khi bi đát giục như hò đò”. Ví đang kẹt, nên anh Dũng lại tự “delay” kế hoạch lấy laptop.

 

Trách nhiệm thuộc về ai?
  

Nếu lướt qua các diễn đàn, hay mạng xã hội, thì những “comment” bức xúc về tình trạng bảo hành nhiều vô kể. Ngay cả Nokia cũng bị kêu trên forum của Zingme.vn. Vậy, trách nhiệm này thuộc về ai đây? Người dùng thì dường như quen cảnh “kêu ca cho bõ giá cả mình mua”, các hãng thì “tiền nào của nấy, lâu mấy cũng chịu nhé”???