Toàn bộ chiếc máy trước khi lên bàn "phẫu thuật".
Máy mỏng chỉ 7,1mm ở điểm mỏng nhất.
Toàn bộ cổng giao tiếp của máy đều nằm ở đây, gồm có jack tai nghe 3,5mm, cổng microUSB và microHDMI.
Viên pin 1800mAh chiếm phần lớn diện tích mặt sau.
Nắp sau của máy làm từ sợi Kevlar cung cấp khả năng chịu lực cao nhưng vẫn rất mềm dẻo. Tuy nhiên, lớp vỏ sau này không thể chống đạn như các áo chuyên dụng bởi các áo đó còn có thêm các lớp sứ. Đừng bắn chiếc DROID RAZR của các bạn vì bạn sẽ không được bảo hành.
Phần màu hồng là bộ phận nhận biết máy có bị nước làm hư hỏng hay không. RAZR có hai bộ phân như thế này, một ở cạnh phải và một ở cạnh dưới của máy.
Ngay cả viên pin của RAZR cũng mỏng chỉ 2,47mm, độ mỏng thật "kinh hoàng"
Các thành phần được bảo vệ cẩn thận bởi các tấm thép EMI
Phải tháo bỏ khung viền này mới có thể thực hiện tiếp việc mở máy
Thêm một khung viền nữa cần phải tháo ra. Motorola phải chế tạo cực kì chính xác cho từng chi tiết nhỏ để vừa với khung của máy.
Gỡ dây của bộ điều khiển cảm ứng với socket trên mainboard.
Tháo camera phụ 1.3 megapixel. Đặc biệt, sợi cáp của nó làm bằng công nghệ ZIF nên hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi bụi.
Camera chính 8 megapixel của máy.
Cận cảnh camera sau
Loa chính của DROID RAZR
Để giữ được máy mỏng, Motorola đem gần như mọi con chip lên một mặt duy nhất. Màu đỏ là chip flash 16GB của Toshiba, màu cam làm LPDDR2 RAM 512MB do Samsung sản xuất. Màu vàng là chip nhận sóng điện thoại của Qualcomm. Chip được đánh dấu xanh lá cây là chip quản lí nguồn và màu đen là chip Wifi/GPS/Bluetooth của hãng Texas Instruments.
Cũng vẫn là mặt trên với một vài con chip khác như gia tốc kế, chip khuếch đại băng tần,...
Mặt sau của mainboard không có gì quan trọng.
Toàn bộ phần cứng cuả DROID RAZR sau khi phẫu thuật.