Những dự đoán về nguồn năng lượng chúng ta sẽ sử dụng và sản xuất có một điểm chung duy nhất: Tất cả đều sai. Theo như dự đoán từ những năm 1950, năng lượng hạt nhân sẽ trở nên rất rẻ, hay theo như dự đoán từ những năm 1970, trái đất sẽ sử dụng nguồn năng lượng chính là năng lượng mặt trời vào cuối thế kỉ 20, tất cả những lời tiên đoán trên đều không trở thành sự thực và dường như nó đến từ những cơ sở thông tin vô cùng mơ hồ. Hiện nay, xu hướng năng lượng chính của toàn cầu chính là khí gas tự nhiên.
Những tiến bộ về khoa học công nghệ, các khám phá mới, những cuộc khủng hoảng kinh tế không được báo trước, các lo ngại về môi trường – tất cả các yếu tố này có thể sẽ làm hỏng mọi suy đoán về nguồn năng lượng chúng ta sẽ sử dụng trong tương lai.
Hiệp hội năng lượng quốc tế IEA cho biết xu hướng tiêu thụ năng lượng toàn cầu hiện nay đang làm cho trái đất ấm lên khoảng 6 độ C trên mức độ tiền công nghiệp, vào năm 2100 nếu chúng ta không làm gì để thay đổi điều này, những thay đổi khí hậu sẽ biến trái đất thành một hành tinh hoàn toàn khác. Birol đã trả lời phỏng vấn tại Hội đồng quan hệ quốc tế tại New York: “Đây sẽ là một cuộc khủng hoảng cho tất cả chúng ta”.
Những lời cảnh báo về sự thay đổi thời tiết của IEA đang nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong mọi chủ đề - một phần bởi vì nó xảy ra ngay trước khi Liên Hợp Quốc (UN) tổ chức hội nghị khí hậu thường niên ở cùng một tuyến đường ở phía bắc Châu Phi trong thành phố Durban. Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng có những con số gây bất ngờ về ngành năng lượng trong tương lai.
1. Những chuyến biến trong lĩnh vực dầu thô
Từ nhiều thập kỉ nay, Mỹ là nước nhập khẩu dầu thô đứng đầu thế giới, 11 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong năm 2010. Sự mất cân bằng này đã khiến Mỹ tốn rất nhiều tiền - hơn 300 tỷ USD vào năm ngoái – hơn nữa nó gây ảnh hưởng đến các chính sách đối ngoại của các nước và biến Mỹ trở thành thống lĩnh trong lĩnh vực dầu thô. Cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan không có mục đích chính là dầu mỏ nhưng không thể phủ nhận việc nguồn dẩu mỏ dồi dào của Trung Đông cũng là một phần khiến cuộc chiến kéo dài liên miên.
Nhằm tăng mức độ sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên mới, việc nhập khẩu dầu thô của Mỹ giảm mạnh. IEA dự đoán Mỹ sẽ giảm lượng dầu thô nhập khẩu chỉ còn một nửa vào năm 2035 trong khi lượng dầu nhập khẩu của Châu Âu vẫn sẽ tăng. Đến năm 2015, Birol tiên đoán rằng Liên Minh Châu Âu sẽ nhập khẩu lượng dầu thô nhiều hơn Mỹ và đến năm 2035 Trung Quốc có thể sẽ nhập khẩu một lượng dầu lớn gấp hai lần Mỹ. Birol đã nói: “Điều này sẽ kích thích các vấn đề an ninh dầu mỏ. Liệu các nguồn năng lượng khác có thể lên ngôi không?”
2. Tương lai của ngành năng lượng là khí gas
Chúng ta thường ngộ nhận rằng nguồn dự trữ dầu mỏ và khí gas luôn cố định, sự phát triển công nghệ là điều chỉ xảy ra ở những ngành công nghệ sạch. Tuy nhiên, nó không chính xác trong trường hợp này. Khí gas và dầu thô đòi hỏi công nghệ cao và các phương pháp mới cho phép các ngành công nghiệp sở hữu những nguồn dự trữ mới. Đây cũng là thực trạng của khí gas và các viên đá phiến chứa gas, chính nhờ những nguồn tài nguyên này mà nguồn dự trữ khí gas tự nhiên của Mỹ được cải thiện đáng kể và ảnh hưởng trực tiếp đến thế giới. Vì thế, giá cả dầu thô sạch hiện giờ đã có thể cạnh tranh về mặt giá cả với than đá. Như Birol nói: “Bây giờ chính là thời kì hoàng kim của khí gas.”
Nhưng thời kì hoàng kim này có thể tan biến bởi những lo lắng về vấn đề ô nhiễm từ các khe hở khai thác khí gas. Các nhà nghiên cứu môi trường lo lắng rằng các lỗ hổng và việc khoan sẽ làm sôi các nguồn nước ngầm ở xung quanh và các hộ dân trong khu khai thác khí gas cũng vô cùng khó chịu với sự công nghiệp hóa cùng với đó là những ảnh hưởng do việc khoan khai thác gây ra. Đa số các vấn đề môi trường này có thể kiểm soát được với những sự điều chỉnh thích hợp – đặc biệt là khi đem ra so sánh với than đốt – nhưng nếu không có những luật lệ tốt hơn trong lĩnh vực này, rất có thể cuộc chạy đua khí gas này sẽ trở nên lộn xộn. Birol cho biết: “Mỹ đã đem đến một nguồn cung năng lượng quốc tế mới đến từ những viên đá chứa khí gas. Nhưng nếu bạn thực sự tìm kiếm thời kì hoàng kim của khí gas, bạn sẽ cần tuân thủ những luật lệ”.
3. Cần có chế độ sử dụng hợp lý
Nếu có một điểm chung không cần bàn cãi về năng lượng, đó chính là chúng ta phải sử dụng nó một cách hiệu quả hơn. Tiêu phí năng lượng chính là tiêu phí tiền của – nhất là khi giá dầu thô đang ở mức cao và không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ giảm bớt. Tại Mỹ, việc sử dụng hợp lí năng lượng chính là một chính sách môi trường thành công của Tổng thống Mỹ Obama khi đẩy mạnh các công trình xanh và viện trợ những khoản ủy thác về khí gas.
Thật kém may mắn khi phần lớn thế giới sử dụng năng lượng một cách không hiệu quả. Những con số IEA cung cấp cho thấy xu hướng chung của toàn cầu trong những năm qua, chúng ta tốn nhiều carbon hơn khi sản xuất những sản phẩm công nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang đi ngược lại hướng cần phải làm, tăng cường lượng carbon trong không khí thay vì giảm thiểu chúng, tất cả điều này là do các nguồn năng lượng không sạch như than đốt và các cách khai thác không hiệu quả liên tục gia tăng ở các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này là dấu hiệu cho thấy sự chuyển tiếp của nguồn năng lượng sạch sẽ khó như thế nào.
4. Than đá vẫn sẽ được sử dụng trong tương lai
Ngành công nghiệp Mỹ đã khuyên Obama điều chỉnh khuynh hướng và tổ chức một cuộc vận động “nói không với than đá”. Các nhà nghiên cứu môi trường đang tổ chức những chiến dịch vận động Mỹ ngừng sử dụng than đá. Các nguồn năng lượng mặt trời, gió và khí gas tự nhiên đều nhận được những ý kiến tích cực. Tuy vậy, sự thật là than đá đã tạo ra gần như toàn bộ nguồn năng lượng chúng ta sử dụng trong quá khứ và nó vẫn tạo ra một lượng lớn nguồn năng lượng chúng ta đang sử dụng – và theo các suy đoán logic hay các thay đổi không đáng kể, than đá vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn năng lượng trong tương lai. Birol cho biết: “Chúng ta rất ít khi nói về than đá nhưng trong vòng 10 năm qua, 50% sự tăng trưởng tiêu thụ năng lượng toàn cầu đều được đáp ứng nhờ than đá”.
Chính sự thật đó đã lí giải vì sao trái đất vẫn nóng lên. Các thành phố đã phát triển trên thế giới đã hạn chế được nguồn năng lượng than đá nhưng những quốc gia như Trung Quốc vấn đang sử dụng rất nhiều than đá như bạn có thể thấy một bầu trời tràn ngập khói của Bắc Kinh. Than đá rất rẻ và nhiều – nhưng nếu chúng ta không thể quay lưng lại với nó, số phận của chúng ta gần như đã được định đoạt.
5. 2 tỷ người không được sử dụng các nguồn năng lượng hiện đại
Cho tất cả những ai lo lắng về đỉnh tăng trưởng của dầu thô hay sự thay đổi khí hậu, hãy biết có gần 2 tỷ người trên hành tinh không được tiếp cận với các nguồn năng lượng hiện đại. Bọn họ gần như sống trong bóng tối – trong khi chúng ta tạo nên tương lai sạch hơn, xanh hơn cho ngành năng lượng công nghiệp, chúng ta không thể hoàn toàn lãng quên họ. Sự thiếu hiểu biết về các nguồn năng lượng một cách tự nhiên khiến 2 tỷ người ấy sống vô cùng nghèo đói. Birol đã nói: “Tôi đã thử thúc đẩy vấn đề này trong suốt 10 năm qua. Nó cần thiết phải trở thành một phần trong các cuộc hội thảo về năng lượng”.
Để có thể mang lại sự giúp đỡ tới các hộ gia đình chìm trong nghèo đói và lạc hậu này, U.N đã đặt năm 2012 là năm quốc tế của các nguồn năng lượng đảm bảo để giúp ích cho việc nâng cao khả năng nhận thức của toàn cầu trong sự phát triển của nghị trình. Nhưng nếu muốn tìm ra cách để đem ánh sáng đến những nơi cận Sahara ở Châu Phi, chúng ta cần sự hợp tác của những công ty lớn. Birol cho biết: “Chúng ta cần những công ty năng lượng lớn xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc”. Tương lai thật khó có thể đoán trước nhưng đó là điều mà chúng ta có thể chắc chắn.
Tham khảo: Time