Nhịp sống số

5 kinh nghiệm ngừng phát hình analogue ở Nhật

5 kinh nghiệm ngừng phát hình analogue ở Nhật

Số hóa phát hình mặt đất là một xu hướng của thế giới. Ở Nhật Bản gần như toàn bộ dân số xem truyền hình qua phát hình mặt đất. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai việc chấm dứt analogue trên diện rộng như vậy. Sau đây là 5 kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc triển khai ngừng phát hình analogue thành công.

<></>

<></>Ngày 24/7/2011, theo như kế hoạch đã định, Nhật Bản chấm dứt mạng truyền hình số analogue ở tất cả các vùng, trừ những vùng bị thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3/2011. Do thảm họa xảy ra, nên chính phủ Nhật đã tạm ngưng việc chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất ở các quận tỉnh, Miyagi và Fukushima đến cuối tháng 3/2012.

Ở Nhật Bản, chính phủ, các đài phát hình, các nhà máy và nhiều bên liên quan khác đã nỗ lực to lớn để hoàn thành số hóa toàn diện việc phát hình mặt đất. Có rất nhiều loại công nghệ truyền hình số mặt đất được sử dụng trên toàn thế giới. Nhật Bản sử dụng công nghệ phát truyền hình số mặt đất dịch vụ tích hợp (ISDB-T- Chuẩn này được mô tả trong Hệ thống C trong Khuyến nghị ITU–R BT.1306).

Truyền hình số mang lại hình ảnh đẹp và chất lượng âm thanh hoàn hảo hơn, cũng như có nhiều kênh và chương trình để người xem lựa chọn. Các đài truyền hình có thể cung cấp nhiều chương trình đồng thời, sử dụng lượng phổ tần cần thiết cho chỉ một kênh analogue. Hơn nữa, việc chuyển sang các công nghệ số sẽ làm giảm hiệu ứng nhà kính rất lớn - gần 10 lần - do việc tiêu thụ nguồn của các trạm phát sóng giảm. Số các trạm phát cũng có thể được giảm xuống bằng cách phát nhiều chương trình trong một kênh tần số.

Ở Nhật Bản, cùng với ISDB-T, một dịch vụ phát di động được gọi là “One-Seg” mang lại một trải nghiệm xem mới mà không tốn thêm chi phí. Sự hấp dẫn của phát truyền hình số và việc tiếp cận dễ dàng các ưu điểm đã nhận được sự tin cậy của người dân Nhật Bản.

Nhật Bản đã phải hứng chịu một thảm họa động đất và sóng thần chưa từng có vào ngày 11/3, chỉ trước ngày hạn chót chấm dứt truyền hình analogue. Hiện nay, Nhật Bản đang nỗ lực xây dựng lại hạ tầng đã bị phá hủy, với sự trợ giúp của bạn bè quốc tế và bằng cách triển khai một nỗ lực quốc gia lớn “Ganbaro, Nippon!!!”. Nhiều người đã được cứu thoát từ việc cảnh báo sóng thần do One-Seg thực hiện.

Mặc dù bị thiệt hại nặng nề, việc số hóa phát hình mặt đất ở Nhật Bản đã diễn ra quy mô như kế hoạch ban đầu. Thứ 7 ngày 24/7/2011, Nhật Bản đã hoàn thành số hóa phát hình mặt đất bằng cách chấm dứt phát hình analogue, trừ các khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của động đất và sóng thần.

5 kinh nghiệm thành công

Số hóa phát hình mặt đất là một xu hướng của thế giới. Ở Nhật Bản, hơn 120 triệu người, gần như toàn bộ dân số, xem truyền hình qua phát hình mặt đất. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai việc chấm dứt analogue trên diện rộng như vậy.

Sau đây là những kinh nghiệm thành công của Nhật Bản trong việc triển khai chấm dứt phát hình analogue thành công:

Kinh nghiệm 1: Tư vấn toàn diện cho nhân dân (thông qua sự hợp tác của chính phủ, các đài phát hình, các nhà sản xuất và các thợ điện)

Truyền hình là một dịch vụ phổ cập và là một hạ tầng quan trọng, mà phần lớn nhiều người coi truyền hình là một nguồn tin. Do đó việc đưa truyền hình đến với mọi người chưa biết công nghệ số, đặc biệt là những người lớn tuổi và những người có thu nhập thấp là cần thiết. Với quan điểm này Bộ Nội vụ và Truyền thông (MIC) Nhật Bản đã hợp tác với các đài truyền hình, các nhà sản xuất và các thợ điện để thiết lập 51 trung tâm hỗ trợ (được gọi là Digi- Suppos) cho người xem truyền hình số mặt đất. Những trung tâm hỗ trợ này được đặt ở các tỉnh, cho phép mọi người tiếp cận và đặt ra các câu hỏi dễ dàng. Bên cạnh đó ngay trước thời hạn ngừng phát analogue, các trạm tạm thời đã được mở nhờ sự hợp tác với các chính quyền địa phương để hỗ trợ những người dân vẫn chưa chuyển sang truyền hình số. Những tình nguyện viên cũng giúp đỡ bằng cách kêu gọi những người lớn đứng ra khẳng định họ đã chuyển sang truyền hình số.

Kinh nghiệm 2: Triển khai các biện pháp theo chương trình và ngày mục tiêu

Để chuẩn bị cho các mạng truyền dẫn, một “kế hoạch tổng thể” đã được thông báo rộng rãi về kế hoạch bắt đầu phát hình số ở từng vùng. Kế hoạch tổng thể bắt đầu ở ba thành phố lớn (Tokyo, Nagoya và Osaka) vào năm 2003 và các thành phố nhỏ hơn vào năm 2006. Những ngày bắt đầu cho các khu vực khác cũng được đề ra trong kế hoạch.

Khi phần lớn các trạm truyền dẫn đã được xây dựng, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản đã chuyển sự chú ý sang việc chuẩn bị một môi trường xã hội cho phát số. Digi-Suppos đã hỗ trợ các công dân giải quyết bất kỳ sự khó khăn nào về tiếp nhận, ví dụ ở đâu sóng bị chặn do núi và các tòa nhà cao tầng.

Ở những vùng đường biên của vùng phủ analogue, thì mức độ sóng thu được là rất yếu, các biện pháp bổ sung đã được thực hiện, như lắp đặt các trạm thu chia sẻ hay thay thế các anten bằng các anten khuếch đại cao. Những nơi các biện pháp này không thể thực hiện trước ngày dừng analogue, Bộ Nội vụ và Truyền thông và các đài phát hình sẽ cung cấp các mạng vệ tinh như là một biện pháp tạm thời để phát các chương trình truyền hình mặt đất.

Kinh nghiệm 3: Tăng cường sự hiện diện của đầu thu số

Chuẩn hóa các yêu cầu chức năng tối thiểu cho hộp set-top, cộng thêm các nỗ lực của các nhà sản xuất để cải tiến công nghệ, đã tạo ra các sản phẩm rẻ hơn và do vậy phổ biến được các đầu thu số. Bên cạnh đó, chính phủ đã khích lệ các khách hàng mua và chuyển sang các tivi số (được gọi là chương trình “điểm tiết kiệm”). Chương trình này đã thúc đẩy sự phổ biến của các đầu thu số. Do vậy, đã có 25 triệu chiếc tivi màn hình mỏng trong năm 2010 xuất xưởng (so với 10 triệu năm 2009). Số lượng bán ra năm 2010 là cao gấp 5 lần tháng 11/2009, nhờ được khuấy động bởi một thông báo là nửa số điểm tiết kiểm sẽ đóng cửa.

Để đảm bảo cho những người không có đầu thu số, các hộp set-top đã được phát miễn phí cho các hộ gia đình thu nhập thấp từ năm 2009.

Kinh nghiệm 4: Công bố tỷ lệ phổ biến số và ngày ngừng phát analogue thông qua hệ thống phát analogue

Chính phủ Nhật đã chia sẻ những thống kê về số hóa qua truyền thông. Những thống kê này bao gồm cả các kết quả của một cuộc thăm dò về sự phổ biến của các đầu thu số hộ gia đình và một cuộc thăm dò về sự nhận thức của người xem về thời điểm ngừng phát analogue. Các báo cáo về việc sử dụng các hệ thống thu chia sẻ tại các khu chung cư cũng đã được thông báo. Người xem do đó nhận thức rằng việc chuyển sang phát truyền hình số đang đạt được những tốc độ nhanh chóng.

Thành phố Suzu, thuộc tỉnh Ishikawa có xấp xỉ 10.000 hộ gia đình đã ngừng phát hình số trước hạn 1 năm. Kinh nghiệm này đã giúp cho việc chuẩn bị ngừng phát analogue trên toàn quốc.

Các hãng truyền hình đã thông báo cho người xem thông qua một chương trình analogue phát trên tất cả các kênh là phát hình analogue sẽ chấm dứt vào 24/7/2011. Từ “analogue” được hiển thị trên màn hình đã thông báo cho người xem là họ đang xem chương trình analogue. Từ 1/6/2011, trong một nỗ lực cuối cùng để nâng cao nhận thức, các đài phát đã thêm một hình ảnh trên màn hình hiển thị số ngày còn lại đến ngày ngừng phát analogue. Những biện pháp này đã ngăn chặn sự phức tạp khi phát hình analogue chấm dứt.

Kinh nghiệm 5: Thúc đẩy việc chuyển sang phát hình số mặt đất bằng cách mời các nhân vật và những cá nhân như một phần của chiến lược truyền thông

CHIDEJIKA là con vật mang lại may mắn cho chiến dịch truyền hình số mặt đất ở Nhật Bản. “CHIDEJI” có nghĩa là “truyền hình số mặt đất” (terrestrial digital television) và “-KA” tương đương hậu tố của “-ization” trong tiếng Anh. “JIKA” cũng có nghĩa là hươu (deer). Do đó, “CHIDEJI”+”JIKA”=”CHIDEJIKA” là một chơi chữ cho chiến dịch lấy con hươu làm biểu tượng. Hai cái sừng của hươu CHIDEJIKA giống như hình của những chiếc anten.

Ngành đã xây dựng nhiều chiến dịch và thương mại khác nhau sử dụng hình ảnh con vật cũng như nhiều biểu tượng cho các nhóm tuổi khác nhau để thúc đẩy việc chuyển sang phát số. Các đoạn clip quảng cáo được chiếu cho người hâm mộ tại các sân vận động bóng đá và bóng rổ chuyên nghiệp, các đường đua ngựa. Những chiến dịch xã hội này đã tạo ra sự thân thiện trên toàn quốc đối với việc chuyển sang phát hình số mặt đất. Không chỉ như vậy mà còn các sản phẩm kèm theo mang hình ảnh con vật mang lại nhiều may mắn đã mang lại những tác động sâu rộng.