Thị trường Việt đã chứng kiến một năm 2011 đầy nóng bỏng của cuộc đua di động với những biến thiên cả về doanh số lẫn tâm lý tiêu dùng.
<>Việt Nam - điểm đến của những siêu di động
Nếu cách đây chừng 3 năm, Việt Nam thường là quốc gia được đón nhận các sản phẩm smartphone mới một cách khá chậm chạp từ các nhà sản xuất thì chỉ trong 2 năm trở lại đây, thị trường Việt đang là một mảnh đất "hút khách" trong khu vực.
Bằng chứng là từ đầu năm trở lại đây, hàng loạt các siêu di động đều chọn Việt Nam làm điểm đến ngay khi xuất hiện hoặc chậm nhất cũng chỉ khoảng 1,2 tuần sau lễ công bố ra mắt trên toàn cầu.
Các cái tên như Nokia N9, LG Optimus 3D, Samsung Galaxy S II hay Motorola RAZR... lần lượt chạm mặt thị trường với những mức cạnh tranh cả về giá thành lẫn các chương trình "đặt trước" hoành tráng.
Anh Hoàng Hải, khách hàng mua điện thoại cho biết: "Trước đây để sở hữu những dòng máy cao cấp này mình thường phải đặt ở nước ngoài về và chờ từ 2 đến 4 tuần. Nhưng bây giờ chỉ hôm trước hôm sau là Việt Nam có máy, thậm chí giá rẻ hơn cùng với phụ kiện đi kèm đa dạng".
Lấy ví dụ LG Optimus 3D, khi ra mắt lần đầu tại Anh quốc, chiếc điện thoại 3D không cần kính này có mức giá gần 500 Bảng Anh, tức là xấp xỉ 18 triệu đồng. Trong khi đó, chỉ 1 tháng sau khi có mặt tại Việt Nam, hàng chính hãng chỉ xấp xỉ 13 triệu và bao gồm các phụ kiện như dây nối HDMI và cũng được tặng kèm các game 3D độc quyền.
<> Điểm đến của nhà máy sản xuất smartphone
Trong một phương diện khác, Việt Nam cũng là một quốc gia đang thu hút các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối đặt nhà máy. Việc chiếc điện thoại Samsung Galaxy S II được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam là một điểm nhấn cho thị trường trong năm vừa qua. Bỏ qua việc đâu đó vẫn còn lùm xùm về lỗi màn hình, Samsung Galaxy S II nói riêng và trình độ kỹ thuật của nhân lực Việt Nam cho thấy nước ta là mảnh đất màu mỡ cho việc thiết lập các nhà máy sản xuất thiết bị công nghệ cao.
iPhone 4S không "làm mưa làm gió" thị trường như kỳ vọng |
Cùng với cuộc đua tiên phong ra mắt thì các nhà sản xuất cũng liên tục tấn công thị phần di động bằng nhiều hình thức khác nhau. Từ việc liên kết với nhà mạng để tặng SIM 3G cho tới việc trợ giá, giảm giá thiết bị đầu cuối hay thậm chí hỗ trợ tài chính với những mức trả góp lãi suất 0% cho các siêu di động đã vẽ nên diện mạo mới của cuộc cạnh tranh không đến hồi kết.
Đứng ở góc độ nhà phân phối, anh An, chủ cửa hàng di động lớn tại phố Thái Hà cho biết: "Xét về giá thành thì hiện nay các siêu di động tại Việt Nam đã thuộc hàng tốt gần như nhất thế giới kể cả hàng chính hãng hay hàng xách tay. Số lượng người mua các dòng điện thoại này không lớn nhưng doanh thu thì lại tương đối, bù cho doanh số nên các đơn vị phân phối hiện nay tập trung vào thị phần ngách này".
Đây cũng là nhận định chung của nhiều đại lý phân phối di động nhỏ lẻ, bởi việc đi vào các thị trường tầm trung và thấp đã không còn là miếng bánh dễ ăn trong vài năm trở lại đây. Các đại gia phân phối như Thegioididong, Viettel hay gần đây là cả VNPT đều là "chiếu trên" với số lượng nhập lớn, độ phủ rộng, nhiều hậu mãi và trường vốn, dẫn tới việc các đại lý nhỏ không thể cạnh tranh về giá cũng như khả năng truyền thông, mạng lưới bán hàng.<>
<>iPhone lần đầu tiên "thất thủ"
Lần đầu tiên thị trường iPhone chứng kiến sự sụt giảm về doanh số ngay cả khi thời điểm cao trào của mùa mua sắm cuối năm. Sau hơn 1 năm làm mưa làm gió trên thị trường, iPhone 4 đã chạm ngưỡng bão hoà với mức giá có lúc xuống tới xấp xỉ 13,5 triệu đồng/máy 16GB bản quốc tế.
Một thực tế tréo nghoe là khi iPhone 4S ra mắt, phiên bản iPhone 4 không những không hạ giá mà còn tăng kịch trần với giá bán ra xấp xỉ 16 triệu đồng. Điều này được giới dân buôn đánh giá là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử buôn các sản phẩm Quả táo.
Sự kiện iPhone 4S ra mắt năm nay được đón nhận không mấy hồ hởi từ phía người tiêu dùng là một thực tế đã được dự báo từ rất sớm. Tuy nhiên, cũng không ai có thể ngờ rằng sản phẩm này khi được phân phối bởi nhà mạng cũng chịu cảnh "chợ chiều" khi ghi nhận tại các điểm bán của VinaPhone là khá vắng lặng.
Theo anh Tiến Dương, một chuyên gia trong lĩnh vực phân phối sản phẩm Apple cho biết: "Năm nay các nhà mạng dù đã khá nhanh chân trong việc phân phối iPhone 4S, có hàng chỉ sau 2 tháng bán ra trên toàn cầu nhưng sức cầu quá yếu khiến sản phẩm không tạo được thị trường như năm ngoái".
Điều này dẫn tới việc, một nhân viên phụ trách nhập hàng của nhà mạng tiết lộ theo kế hoạch nhập hàng đợt tới, số lượng và tần suất nhập iPhone 4S sẽ giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái bất kể mùa mua sắm Tết Nguyên đán của người Việt đang đến gần.
Trong một phương diện khác, Việt Nam cũng là một quốc gia đang thu hút các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối đặt nhà máy. Việc chiếc điện thoại Samsung Galaxy S II được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam là một điểm nhấn cho thị trường trong năm vừa qua. Bỏ qua việc đâu đó vẫn còn lùm xùm về lỗi màn hình, Samsung Galaxy S II nói riêng và trình độ kỹ thuật của nhân lực Việt Nam cho thấy nước ta là mảnh đất màu mỡ cho việc thiết lập các nhà máy sản xuất thiết bị công nghệ cao.
Cùng với cuộc đua tiên phong ra mắt thì các nhà sản xuất cũng liên tục tấn công thị phần di động bằng nhiều hình thức khác nhau. Từ việc liên kết với nhà mạng để tặng SIM 3G cho tới việc trợ giá, giảm giá thiết bị đầu cuối hay thậm chí hỗ trợ tài chính với những mức trả góp lãi suất 0% cho các siêu di động đã vẽ nên diện mạo mới của cuộc cạnh tranh không đến hồi kết.
Đứng ở góc độ nhà phân phối, anh An, chủ cửa hàng di động lớn tại phố Thái Hà cho biết: "Xét về giá thành thì hiện nay các siêu di động tại Việt Nam đã thuộc hàng tốt gần như nhất thế giới kể cả hàng chính hãng hay hàng xách tay. Số lượng người mua các dòng điện thoại này không lớn nhưng doanh thu thì lại tương đối, bù cho doanh số nên các đơn vị phân phối hiện nay tập trung vào thị phần ngách này".
Đây cũng là nhận định chung của nhiều đại lý phân phối di động nhỏ lẻ, bởi việc đi vào các thị trường tầm trung và thấp đã không còn là miếng bánh dễ ăn trong vài năm trở lại đây. Các đại gia phân phối như Thegioididong, Viettel hay gần đây là cả VNPT đều là "chiếu trên" với số lượng nhập lớn, độ phủ rộng, nhiều hậu mãi và trường vốn, dẫn tới việc các đại lý nhỏ không thể cạnh tranh về giá cũng như khả năng truyền thông, mạng lưới bán hàng.
Sự yếu thế của các dòng sản phẩm Windows Phone 7 khiến Nokia Lumia 800 rất khó có cơ hội toả sáng tại thị trường Việt |
Một điều dễ thấy là Tết năm nay sẽ khó có cảnh iPhone 4S cháy hàng hay bị thổi giá tăng vọt như năm ngoái. Thay vào đó, ngoài việc lựa chọn siêu di động của Apple, người dùng có rất nhiều sản phẩm khác để trải nghiệm với những tính năng mới mẻ và hấp dẫn từ các nhà sản xuất khác.
Theo ước đoán, từ nay đến hết tháng 1/2012, sức mua di động sẽ tăng từ 15 đến 20%. Hiện tại cho đến hết tháng 2/2012, các hãng chưa có kế hoạch ra mắt thêm các dòng sản phẩm cao cấp mới, ngoại trừ Nokia vẫn đang khá "rập rình" với Lumia 800 bởi sự thất bại của các dòng sản phẩm Windows Phone 7 tại thị trường Việt là bài học để nhà sản xuất Phần Lan này phải cân nhắc kỹ lưỡng.