Nhận rất nhiều gạch đá nhưng tại sao những chiếc smartphone có mức giá "trên trời" vẫn bán chạy
- Xiaomi Mi A2 sẽ đại náo phân khúc tầm trung với giá bán siêu hấp dẫn, chạy Android One
- Oppo Find X camera thụt thò “siêu độc đáo” ra mắt tại Việt Nam, giá 20,99 triệu đồng
- Đối trọng của Samsung Galaxy Note 9: LG V40 rò rỉ thông số cấu hình và thời điểm ra mắt
- Samsung đã chuẩn bị chỉnh chu mọi thứ cho đợt đặt hàng siêu phẩm Galaxy Note 9 đầu tiên
Kinh doanh nói chung và kinh doanh smartphone nói riêng để thành công sẽ có ba yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng.
Ba yếu tố đó bao gồm: Product (sản phẩm), Place (phân phối), Prine (giá bán). Cùng nhau điểm qua tầm quan trọng của những yếu tố này, sản phẩm của các nhà sản xuất chắc chắc phải tốt, hoàn thiện vì nếu không hoàn hảo thì thất bại là kết quả được báo trước.
Về Place và Prine sự kết hợp của hai yếu tố này sẽ quyết định đến doanh số bán của bất kì một chiếc máy nào. Hãy cùng nhau phân tích về giá bán.
Lấy ví dụ cụ thể về giá bán của một chiếc Samsung Galaxy X, một số hệ thống cửa hàng bán giá niêm yết là 19.990.000 nhưng cũng cùng chiếc máy đó ở những cửa hàng khác lại chỉ có mức giá là 17.890.000. Chúng ta dễ dàng nhận thấy có một sự chênh lệch khá lớn ở đây. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch này.
Câu trả lời đến từ chiết khấu cao. Hãy tưởng tượng nếu bạn bước chân vào bất kì một cửa hàng bán điện thoại nào đó, có đến hơn 90% các nhân viên tư vấn bán hàng sẽ khuyên bạn lựa chọn những chiếc smartphone của Samsung hoặc Oppo.
Nếu bạn vào cửa hàng đó để mua smartphone Xiaomi, cửa hàng hết điện thoại Xiaomi thì lập tức họ khuyên bạn lựa chọn smartphone Samsung. Và nếu bạn mua điện thoại Sony, nhân viên bán hàng lại tư vấn là smartphone Oppo đẹp hơn, tốt hơn smartphone của Sony.
Lý do đơn giản nằm ở giá bán mà hãng công bố đã bao gồm việc chiết khấu cho cả cửa hàng, đơn vị bán hàng và cửa hàng sẽ lại chiết khấu cho nhân viên bán hàng của mình để thúc đẩy doanh số sản phẩm cao lên.
Đồng nghĩa với việc nhân viên bán hàng sẽ tích cực tư vấn cho người mua lựa chọn những chiếc máy được chiết khấu cao hơn so với những model đến từ các nhà sản xuất khác.
Nếu như bạn một nhìn thấy một chiếc smartphone Samsung có mức giá 8.590.000, nhưng sự thật thì giá gốc của chiếc smartphone Samsung đó không phải là 8.590.000.
Điều này khá dễ hiểu, khi một hãng đưa ra mức giá niêm yết và phân phối sản phẩm đến các cửa hàng, các cửa hàng sẽ có những chương trình giảm giá cực sốc, tặng nhiều quà tặng, phiếu giảm giá trừ thẳng vào giá trị sản phẩm, tặng phụ kiện, bảo hành rơi vỡ màn hình trọn đời...
Những đặc quyền riêng của các sản phẩm Samsung hoặc một số nhà sản xuất khác chính là nguyên nhân khiến cho những chiếc smartphone nhận nhiều gạch đá nhưng vẫn bán cực kì chạy. Những chiếc smartphone này ngoài việc cung cấp những giá trị thực vốn có trên một chiếc smartphone thì những giá trị khác của chúng khiến cho người dùng cảm thấy thỏa mãn, sung sướng.
Ví dụ như bạn sẽ được uống cà phê, đi xem phim miễn phí khi mua các sản phẩm điện thoại chính hãng của Samsung. Tâm lý tiếp nhận tất cả điều gì miễn phí thì người dùng đều vô cùng ưu thích. Nhưng nếu xét một cách sâu hơn, rất có thể số tiền bạn bỏ ra mua chiếc smartphone đó đã bao gồm tất cả những ưu đãi mà bạn nhận được.
Hãy nói về khả năng phân phối, những chuỗi hệ thống bán lẻ lớn sẽ đem lại hiệu quả vượt trội về số lượng máy bán ra. Những chương trình đặc biệt giảm giá do các chuỗi cửa hàng lớn hợp tác với hãng để họ có thể bán được sản phẩm với một mức giá hợp lí nhất.
Đối với những chuỗi cửa hàng bán giá niêm yết chính xác như giá của hãng công bố thì đồng nghĩa với việc họ đã có mức chiết khấu rất cao cho đội ngũ nhân viên bán hàng, để nhân viên tích cực bán những sản phẩm có mức chiết khấu cao. Dẫn đến việc số lượng những sản phẩm mang chiết khấu cao vẫn đều đều đến tay người tiêu dùng.
Những chiếc smartphone Xiaomi chỉ có mức chiết khấu chỉ 3% trên một sản phẩm, với mức chiết khấu thấp như vậy thì chắc chắn những nhân viên bán hàng sẽ tư vấn những chiếc smartphone Xiaomi sau những thương hiệu smartphone mức chiết khấu cao hơn.
Nhưng, nếu các chuỗi cửa hàng lớn bán giá sát với giá niêm yết (hiểu đơn giản là chiết khấu thấp) thì họ lấy lợi nhuận ở đâu để duy trì và phát triển.
Đây lại là một bài toán trong kinh doanh, trong quá trình kinh doanh thì việc thưởng theo doanh số khi bán được số lượng máy nhất định, thưởng đặc biệt cũng diễn ra thường xuyên. Hoặc các chuỗi cửa hàng lớn đó chấp nhận việc lãi mỏng nhưng bán được nhiều máy.
Cửa hàng A bán với mức giá 22.000.000 nhưng cửa hàng B chỉ bán với mức giá 18.000.000, lý do đơn giản là cửa hàng B muốn bán được số lượng máy nhiều và chiết khấu với mức giá thấp nhất để đảm bảo khi giá đến tay khách hàng sẽ là mức giá tốt nhất để khách hàng có thể mua được.
Trên đây là tổng hợp những lý do tại sao các sản phẩm dù nhận rất nhiều gạch đá từ những người dùng am hiểu công nghệ nhưng những chiếc smartphone đó vẫn bán chạy do là nhà sản xuất đó chiết khấu quá cao cho các chuỗi cửa hàng phân phối lớn. Các chuỗi cửa hàng phân phối lớn sẽ tích cực bán những chiếc smartphone có chiết khấu cao để tăng lợi nhuận.
Ý kiến của bạn về những nhận định nêu trong bài viết là như thế nào. Hãy chia sẻ quan điểm để cùng nhau bàn luận nhé.
Nguồn: Vật Vờ Studio
Oppo Find X camera thụt thò “siêu độc đáo” ra mắt tại Việt Nam, giá 20,99 triệu đồng
(Techz.vn) Với mức giá này Oppo Find X sẽ khá khó khăn khi phải cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng phân khúc giá.