Laptop

AFTERSHOCK Titan - Hercules của thế giới laptop

Thiết kế ngoại cỡ

Giới hạn công nghệ hiện nay là không thể dung hoà tuyệt đối giữa hai yếu tố thiết kế và hiệu năng. Titan là một đặc trưng. Việc tối ưu hoá phần cứng, giúp thiết bị có thể mang hầu hết những gì được xem là tinh tuý nhất hiện nay, cho hiệu năng xử lý trên cả mong đợi khiến thết kế của máy bị bó buộc hoàn toàn. Bạn sẻ chẳng thể nào có được một chiếc máy tính tối ưu cho nhu cầu di động. Chẳng thể mỏng gọn, nhẹ nhàng.  

Vẻ cục mịch toát lên ngay từ cái nhìn đầu tiên. Máy có kích thước khá lớn với màn hình 17 inch. Dày bản, dù được chăm chút vài chi tiết giúp mang lại vẻ hầm hố, song vẫn không che lấp được kích thước và khổ hình tương đối thô, kém thẩm mỹ.

Hốc gió được thiết kế viền bạc cùng lớp lưới kim loại, hy vọng cứu vớt chút ngoại hình của Titan.

Có thể nhìn trực diện, Titan đỡ thô kệch, song nếu nhìn chi tiết hơn, bạn dễ nhận ra độ mỏng"ngoại cỡ" của Titan - hệ như vẻ vai u thịt bắp của chàng Hercules

AFTERSHOCK vẫn cứu vớt khuyết điểm thiết kế của Titan bằng vài tiểu tiết, chẳng hạn như viền bàn phím kim loại cùng các trang bị cao cấp.

Có thêm sự xuất hiện của đầu đọc vân tay giúp nâng cao tính bảo mật của hệ thống

Bản lề màn hình khá cứng cáp. Titan được trang bị hệ thống loa Onkyo cao cấp giúp nâng cao trải nghiệm âm thanh

Bàn phím chiclet với hệ đèn nền cho phép người dùng tuỳ biến màu sắc theo nhu cầu, hiệu chỉnh thông qua phần mềm cài sẵn trên máy. 

Trackpad lớn, ít ma sát giúp thao tác di chuột nhanh và hiệu quả. Trackpad này cũng là loại cảm ứng đa điểm.

Hệ đèn tín hiệu được bố trí ngay giữa, khá hài hoà. 

Phần cứng mạnh mẽ

Thuộc dòng laptop cho phép người dùng tuỳ biến cấu hình tối đa nên việc tháo lắp và can thiệp vào phần cứng của Titan khá đơn giản. Chỉ với vài thao tác và mất khoảng 1 phút là bạn có thể tham khảo toàn bộ phần cứng bên trong của Titan

Có cấu hình "khủng", kích thước lớn nên thiết kế phần cứng của Titan khá thoáng, giúp bạn dê nâng cấp, thay thế linh kiện bên trong

Quạt tản nhiệt GPU chính của Titan khá dày, cho lưu lượng gió cao, giúp tăng cường hiệu suất giải nhiệt cho GPU

Bộ đôi tản nhiệt GPU phụ (bên trái) và CPU (bên phải) cũng hầm hố không kém

Quạt lồng sóc dày giúp nâng cao lưu lượng gió. Cánh tản nhiệt rộng và chi chít giúp nâng cao hiệu suất trao đổi nhiệt. Đây cũng là chi tiết góp phần không nhỏ khiến kích thước của Titan dội lên đáng kể.

Bí mật của Hercules - Titan chính là đây: bộ đôi card đồ hoạ rời Nvidia GTX880M được xem là thế hệ GPU dành cho laptop mạnh nhất hiện nay.

Ổ SSD cũng được xem là trang bị tiêu chuẩn nhằm tránh hiện tượng thắt cổ chai đối với luồng nạp/ghi dữ liệu trong quá trình hoạt động.

 Titan được trang bị đến 4 khe RAM, gồm 2 khe dưới bàn phím và 2 khe ở mặt sau giúp bạn có thể nâng cấp linh động. Theo đó, hệ thống hỗ trợ nâng cấp tối đa đến 32GB RAM. Với phiên bản mà TechZ thử nghiệm là trang bị 16GB RAM chạy kênh đôi giúp khai thác hết hiệu suất băng thông. Bên dưới khe RAM, bạn có thể thấy bẹ cáp SLI dùng để kết nối 2 card màn hình GTX880M của Titan

Khá dày nên Titan hỗ trợ bạn có thể gắn đến 2 ổ cứng 2,5 inch. Nếu có điều kiện thì bạn có thể cải thiện thêm hiệu năng ghi/đọc của ổ cứng bằng thiết lập RAID.

Bộ đôi tấm dẫn nhiệt hầm hố dành cho 2 card đồ hoạ khủng của Titan

Hiệu năng không thể chê được

Không cần diễn giải hay thực tế đo kiểm, hẳn bạn có thể đoán được sức mạnh của Titan thông qua bộ đôi card đồ hoạ rời Nvidia GTX880M. Tuy nhiên, để bạn có cái nhìn rõ ràng, TechZ vẫn tiến hành đo kiểm hiệu năng thật sự của chiếc Titan này. 

Phiên bản mà TechZ trải nghiệm được trang bị CPU core i7 4910MQ tốc độ 2,9GHz, RAM 16GB thiết lập chạy kênh đôi, bộ đôi card đồ hoạ Nvidia GTX880M dược thiết lập chạy SLI mặc định, ổ cứng SSD 120GB  chuẩn SATA 3 cho tốc độ đọc ghi >500MB/s (lý thuyết).

Bài kiểm nghiệm đầu tiên là trình Unigine Heaven Benchmark 4.0 để đo kiểm khả năng dựng hình, đa giác phức tạp.

Bài kiểm nghiệm được đẩy lên mức Extreme - thiết lập cao nhất để stress hệ thống hoàn toàn.

Các tinh chỉnh về hình ảnh đều được thiết lập ở mức cao nhất có thể, như độ phân giải FullHD, Anti aliasing 8X...

Kết quả thu được khá ấn tượng khi Titan có thể duy trì trung bình >50 khung hình/giây. Ở những đoạn đồ hoạ quá phức tạp, tốc độ có giảm

Bài kiểm nghiệm khác là phép đo toàn diện về hệ thống với SiSoftware Sandra.

 Tuỳ chọn Overall Score nhằm đo kiểm khả năng vận hành toàn diện của hệ thống.

Không cần tham khảo số điểm, nội kết quả được hiển thị dạng biểu đồ cũng cho thấy rằng hoàn toàn khó kiếm được một khuyết điểm của Titan trong tất cả các tác vụ thường dùng.

Bài kiểm nghiệm với 3DMark Advanced Edition cũng cho kết quả tương tự.

Tuỳ chọn độ phân giải FullHD với các thiết lập đồ hoạ cao Fire Strike nhằm tìm ra điểm yếu của hệ thống. Bạn nên biết rằng ngay cả hệ hống desktop cũng dễ dàng lộ khuyết điểm với bài kiểm nghiệm này.  

Song các thiết lập "nặng đô" này vẫn không thể làm khó được Titan. Điểm đồ hoạ rất cao, lượng khung hình tái hiện cao, đồng nghĩa với việc trình diễn game 3D trên hệ thống không hề gặp chút trục trặc nào.

Tuy nhiên, thuyết phục nhất là khả năng hoạt động cực ổn của hệ thống. Như đã nói ở trên, quạt tản nhiệt lớn với lồng sóc dày giúp khả năng trao đổi nhiệt của hệ thống khá lý tưởng. Suốt quá 1trình thử nghiệm, nhiệt độ CPU luôn được duy trì

Nhìn chung, nếu bỏ qua thiết kế quá kệch cởm của hệ thống, chỉ quan tâm đến hiệu năng thật sự thì Titan là hệ thống bạn có thể lưu tâm. Đành rằng giá thành của Titan dễ khiến bạn ngao ngán, nhưng đó là một cái giá hoàn toàn hợp lý, đặc biệt là với người dùng chuyên biệt, vốn yêu cầu một hệ thống làm việc cực kỳ mạnh mẽ, ổn định. Titan - chàng Hercules trong thế giới máy tính...

Ngọc Ngân