Nhịp sống số

Windows Phone 7- Dùng lại chiêu bài cũ?

Windows Phone 7- Dùng lại chiêu bài cũ?
style="text-align: justify;">Trong lúc các hãng sản xuất ĐTDĐ hàng đầu thế giới như Samsung, HTC, Motorola,… phải đương đầu với các vụ kiện của Apple và mất hết ý tưởng phát triển các sản phẩm đột phá thì Microsoft âm thầm thực hiện một chiến dịch giúp Google chống lại Apple. Chiêu cũ của Microsoft có thành công?
Khổng lồ ngã ngựa
  
Kể từ ra đời, Windows Phone có những bước đi vô cùng chậm chạp, nằm ngoài đánh giá của các nhà nghiên cứu thị trường và các nhà quản lý của Microsoft không có bất kỳ phương án dự phòng nào trước những tổn thất này. Sự thất bại của Windows Phone, theo các chuyên gia, là một trong những nguyên nhân khiến CEO Steve Ballmer đánh tiếng rằng ông sẽ nghỉ hưu sau khi kết thúc nhiệm vụ với hệ điều hành này và Windows 8 sẽ ra đời sau đó.
 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Windows Phone sẽ không thể thất bại nếu nó tìm được các hướng đi đúng đắn. Như trường hợp của hệ điều hành Android, để đông đảo người sử dụng biết đến, Google đã bỏ một số tiền lớn để một nhà mạng hàng đầu tại Hoa Kỳ hỗ trợ truyền thông và quảng cáo các tính năng ưu việt của Android so với các đối thủ khác.
 
 
 
Trong chiến dịch “lên đời” cho Android ấy, các thương hiệu điện thoại nổi tiếng đã đi theo sau Android và bản thân Google cũng tạo ra một phiên bản điện thoại của riêng mình cho khách hàng dùng thử. Đằng sau chuỗi thành công vang dội này, Microsoft vẫn giữ tâm lý ung dung chờ các doanh nghiệp tìm đến với mình mà quên đi rằng xu thế cạnh tranh diễn ra vô cùng khắc nghiệt.
 
Mạnh nhưng không rẻ
  
Hiện tại, hệ điều hành (HĐH) dành cho các thiết bị di động nói riêng như smartphone hoặc tablet, gần như mỗi phiên bản chỉ có một cấu trúc nhất định và được dùng chung cho bất kỳ thiết bị nào thích hợp. Chẳng hạn, Apple vốn rất nổi tiếng với các dòng sản phẩm máy nghe nhạc iPod, điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad nhưng tất cả đều sử dụng chung một hệ điều hành iOS 4 (và tương lai sắp tới sẽ là iOS 5). Với hệ thống phần cứng của các thiết bị rất khác nhau nhưng tất cả các HĐH làm nhiệm vụ điều phối hoạt động bên trong các thiết bị đó đều giống nhau, một chuyên gia nhận xét.
 
 
 
Ngay cả với Android, HĐH đa năng nhất với việc có mặt từ các smartphone nhái do Trung Quốc sản xuất với mức giá chỉ vài triệu đồng cho tới các sản phẩm điện thoại hoặc máy tính bảng cao cấp được bán từ 15 triệu đồng trở lên nhưng Google dường như cũng không có ý định phát triển các kiến trúc Android riêng cho điện thoại tầm thấp hoặc Android riêng cho điện thoại tầm trung,… 
 
“Sự sụt giảm thị phần của Windows Phone 7 đang khiến Microsoft cần phải suy tính lại các cách tiếp cận thị trường của mình” một nhà phân tích thừa nhận. Không giống như nhiều doanh nghiệp khác, khi HĐH của họ được dùng cho chính những sản phẩm mà họ sản xuất ra hoặc HĐH ấy miễn phí cho bất kỳ người nào muốn dùng, Windows Phone 7 của Microsoft lại là một món hàng thương mại và để sử dụng chúng, khách hàng phải chi tiền đầu tư.
 
 
 
Từ trước tới nay, chỉ với duy nhất một phiên bản Windows Phone 7 nguyên bản, Microsoft đã làm khó các nhà sản xuất bởi nguyên bản của hệ điều hành này đòi hỏi cấu trúc phần cứng rất cao, vì thế, 100% các smartphone dùng Windows Phone 7 ra đời trên thị trường trong thời gian gần đây cũng có giá tương đối mắc. “Việc này giống như Microsoft đang muốn bán chiếc xe của mình cho tất cả mọi người xài nhưng lại đưa ra mức giá mà chỉ người giàu mới mua được. Thất bại là tất nhiên”, Computerworld cho biết. 
Hướng đi cầu toàn
  

Và điều phải đến đã đến, mặc dù mất rất nhiều tiền đầu tư và được đánh giá mạnh không kém Android và iOS nhưng Windows Phone vẫn lẹt đẹt ở vị trí sau cùng. Theo thống kê gần đây của Comscore, ở thị trường Mỹ trong quý II, lượng máy Windows Phone bán ra chỉ chiếm 5,8%, giảm 1,7% so với quý trước và ít hơn gấp 7 lần Android (trên 40%). Trong khi đó, trên thị trường toàn cầu, lượng máy dùng hệ điều hành này cũng có lượng tiêu thụ cực thấp chỉ 1,7 triệu máy (tính đến tháng này) – chiếm khoảng 1,6%. Theo trang CNET , Chiến lược kinh doanh Windows Phone cần được điều chỉnh lại.
 
Theo kế hoạch mới nhất, Microsoft thông báo kế hoạch phát triển song song hai phiên bản Windows Phone Mango cho các smartphone có cấu hình cao để cạnh tranh trực tiếp với iOS và một phiên bản Windows Phone Tango cho các smartphone cấu hình trung bình để giành giật thị trường mà Android đang làm bá chủ.
 
 
 
Song song đó, có nhiều nguồn tin còn khẳng định, Microsoft sẽ cho phép các công ty bên ngoài (chẳng hạn HCT) chỉnh sửa lại cấu trúc hệ thống của Windows Phone để tạo nên sự đặc trưng trong các sản phẩm của mình. “Có vẻ các hướng đi mới của Microsoft có vẻ đã đúng hướng khi sắp tới đây, lúc iPhone 5 xuất hiện, đồng loạt các nhà sản xuất di động hàng đầu thế giới đã đồng ý tung smartphone dùng Windows Phone ra để đón đầu”. 
 
Cuộc chiến cuối cùng trên lĩnh vực di động của CEO Steve Ballmer chắc hẳn sẽ là trận đánh đáng nhớ nhất trong thế giới công nghệ vì nó có thể đưa Windows Phone từ một hệ điều hành chiếm 1,6% thế giới lên nhiều chục phần trăm chỉ trong 1 năm, một nhà phân tích đánh giá.