Điểm sáng
1. iPad 2
Mỏng hơn, nhẹ hơn tới 32% so với phiên bản cũ, iPad 2 tiếp tục đưa Apple dẫn đầu trong thị trường máy tính bảng. Vài người cho rằng thiết bị này sẽ sớm bị lật đổ, bởi chất lượng chụp ảnh không tốt (có lẽ họ cho rằng người ta sẽ mua máy tính bảng để chụp ảnh) và không có màn hình Retina. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng nó vẫn là chiếc máy tính bảng hot nhất trên thị trường, các số liệu thống kê chẳng nói dối bao giờ.
2. iPhone 4S
Trong tháng 10, Apple tuyên bố rằng sẽ chưa có iPhone 5. Nhiều người coi đây là một thảm họa của Apple, và chiếc iPhone 4S “chữa cháy” sẽ sớm thất bại. Tuy nhiên một lần nữa chúng ta lại phải nhìn vào những con số thống kê doanh thu của iPhone 4S và chấp nhận sự thật rằng một lần nữa Apple lại chiến thắng. Theo đánh giá chung thì iPhone 4S vẫn là một thiết bị đáng để nâng cấp, và thị trường cũng hiểu rõ điều này, bằng chứng là doanh số bán ra trong 3 ngày đầu gấp đôi so với iPhone 4 khi mới ra mắt.
3. Đả bại Flash trên di động
Tháng 4 năm 2010, Steve Jobs viết một bức thư nói về Flash dành cho di động, trong đó ông liệt kê ra những lý do mà Apple từ chối hỗ trợ Flash trên iOS. Điều này khiến cho mối quan hệ của Adobe và Apple trở nên gay gắt, có nhiều ý kiến cho rằng quyết định của Steve Jobs đến từ cái tôi quá lớn của ông chứ không phải là vấn đề kỹ thuật. Tháng 11 năm 2011, Adobe từ bỏ Flash trên di động, Apple có thể coi đây là một chiến thắng nho nhỏ.
4. Thị trường game cầm tay
Không hiểu liệu Apple có sửng sốt với những thành công của họ trên thị trường game cầm tay hay không? Bởi lẽ hãng vốn chưa bao giờ sản xuất game, nhưng trong năm 2011 doanh thu của cả iOS và Android trên thị trường game cầm tay còn vượt qua cả Sony và Nintendo.
5. OS X Lion
Tháng 10 năm 2010, Apple trình diễn hệ điều hành OS X Lion và rồi chính thức công bố vào tháng 7 năm 2011. Cho dù giao diện bị chia cắt nhưng OS X Lion vẫn bán được hơn 1 triệu bản trong này đầu tiên, các ứng dụng toàn màn hình, Mission Control, auto-save/resume, Mail mới hỗ trợ làm việc cho người dùng rất tốt.
6. Siri và những hứa hẹn trong tương lai
Nhiều người thường phàn nàn về những gì mà Siri không thể làm được, thậm chí cả về vấn đề chống phá thai. Tuy nhiên khó có thể coi Siri là một thất bại của Apple, ngược lại chương trình này còn đặt nền móng cho sản phẩm công nghệ tuyệt vời trong tương lai. Có thể coi Siri đóng vai trò cách mạng cũng giống như những sản phẩm trước đây của Apple: giao diện đột phá, mouse và màn hình cảm ứng.
7. iOS tỏa sáng
Trên iOS 5 thì iPad, iPhone và iPod touch có thể được update trực tuyến, người dùng được phép backup dữ liệu trên “đám mây” và download những ứng dụng mà họ đã từng mua. Đây chính là điểm đánh dấu cuộc “ly hôn” giữ iOS và máy tính bàn, khiến cho các thiết bị của Apple trở nên độc lập hơn bao giờ hết. Việc iOS đem lại doanh thu đáng kể cho Apple tất nhiên là một thành công lớn của họ trong năm 2011.
8. Apple thống trị thế giới
Trong một giai đoạn ngắn, Apple là công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Không lâu sau họ đánh mất ngôi vị này, nhưng Apple vẫn tiếp tục tăng trưởng. Cổ phiếu của hãng sụt giảm khi Steve Jobs qua đời, nhưng thành công của iPhone 4S đã giúp Apple lấy lại thăng bằng.
9. Verizon iPhone
Việc Verizon được phân phối iPhone chứng tỏ rằng doanh số bán ra của một thiết bị còn phụ thuộc vào việc nó có bao nhiêu nhà phân phối. Tại Mỹ, người ta cho rằng iPhone thành công là nhờ sự phân phối độc quyền của AT&T, nhưng mọi việc đã thay đổi trong tháng 1 và iPhone 4S được Apple coi là một chiếc điện thoại dùng được trên toàn thế giới.
10. Tiếp tục thống trị thị trường máy tính bảng
Liệu máy tính bảng Android có đem lại nhiều lợi nhuận hay không? Câu hỏi này được đặt ra không dưới 1 lần. Thực tế là máy tính bảng Android chẳng mấy thành công bởi sự thống trị của iPad 2, theo các chuyên gia phân tích thì tình hình vẫn không thay đổi trong đầu năm 2012
Điểm tối
1. Steve Jobs ra đi
Apple hẳn vẫn sống tốt sau sự ra đi của người sáng lập. Bởi rõ ràng Steve Jobs đã thu nạp được rất nhiều bộ não thiên tài xung quanh ông, và biến Apple trở thành một hãng công nghệ đáng sợ. Nhưng mất ông cũng là một thiệt thòi lớn, bởi ông có tầm nhìn, gu thẩm mỹ và khả năng thấu hiểu người dùng công nghệ vượt xa những người cùng thời.
2. Ép buộc người dùng nâng cấp
Apple là công ty phát triển rất nhanh vào luôn luôn đổi mới. Nhưng trong năm 2011, hãng đã trở nên quá gay gắt trong việc nâng cấp, kết quả là người dùng bỗng nhiên có cảm giác bị ép buộc phải nâng cấp phần mềm của họ. iCloud đòi hỏi OS X Lion và bỏ rơi Snow Leopard. Và khi phiên bản iOS iWork nâng cấp xuất hiện trên iTunes với khả năng làm việc trên iPhone và iPod touch cũng buộc người dùng phải có iOS 5. Thế là ứng dụng này trở nên vô nghĩa với những ai không nâng cấp hoặc không thể nâng cấp hệ điều hành.
3. Cuộc chiến bản quyền
Apple cũng đi theo và chịu sự ảnh hưởng của những hãng khác, nhưng cách làm của họ là khá độc đáo. Hãng hiếm khi phát minh ra thứ gì mới, thay vào đó là chỉnh sửa concept có sẵn và chỉ cho mọi người thấy rằng nên phát triển nó như thế nào. Nhưng năm 2011 không phải là năm thành công của Apple trong những vụ kiện tụng liên quan đến bản quyền. Gần đây Samsung đang cố gắng thuyết phục tòa án rằng bản quyền sáng chế của Apple chẳng có nghĩa lý gì, bởi iPad rất giống với một thiết bị trong bộ phim 2001: A Space Odyssey (một bộ phim ra đời vào năm 1968).
4. Máy chủ quá tải
Rất nhiều người dùng nói rằng đồ Apple của họ không thể nâng cấp lên iOS 5, và lý do nằm ở chính những máy chủ của Apple, chúng thường xuyên trong tình trạng quá tải.
5. iCloud chưa hoàn hảo
Điện toán đám mây vẫn là công nghệ mà Apple vẫn chưa thể làm chủ hoàn toàn, và iCloud vẫn còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Đã có những trường hợp người dùng bị mất hẳn một văn bản trên iCloud. Một điều nữa chứng tỏ rắc rối mà Apple đang gặp phải chính là mục tuyển nhân sự của họ, bao gồm “nhân viên quản trị cấp cao với kinh nghiệm làm việc với các phần mềm Web-based”.
6. Mối lo mang tên sandboxing
Trong tháng 11, Apple thông báo rằng tất cả các ứng dụng trên Mac App Store phải được liên kết với sandboxing (một khái niệm bảo mật máy tính đảm bảo lỗi trên một hệ thống không bị phân tán sang hệ thống khác). Apple hạn chế tài nguyên ứng dụng để bảo vệ hệ thống vào người dùng, trong khi các nhà phát triển phần mềm cho rằng Apple đang ép họ dùng một công cụ sai lầm để bảo vệ Mac. Theo CNET thì hậu quả có thể xảy ra là các ứng dụng bị tê liệt.
7. Final Cut Pro X
Một phần mềm thất bại khác của Apple, có vẻ như Final Cut Pro chỉ được coi là công cụ chỉnh sửa video dành cho thị trường bán chuyên. Còn thị trường chuyên nghiệp vẫn quá cao so với tầm của họ.
8. Những sự ra đi
Mỗi công ty đều luôn cần được “thay máu”, và trong tư tưởng của nhiều người thì họ không muốn gắn bó cả đời chỉ với một công ty, cho dù đó có là Apple đi chăng nữa. Có những tin đồn nói rằng Ron Johnson (người đứng sau thành công của trong thị trường bán lẻ của Apple) và Bertnand Serlet (trưởng nhóm OS X) đã thôi việc, và đây chính là những mất mát rất khó bù đắp.
9. Thêm nhiều rắc rối tại Foxconn
Hãng công nghệ Đài Loan chịu trách nhiệm sản xuất cho các thiết bị của Apple vẫn đang nổi trên mặt báo suốt trong năm 2011, hầu hết là với những tiêu đề chẳng tốt đẹp gì. Một vụ nổ vào tháng 5 làm chết 3 người và 1 người bị thương, các báo cáo về trường hợp tự tử, công nhân chết vì làm việc kiệt sức. Foxconn cũng là đối tác của nhiều hãng công nghệ khác, nhưng những vụ việc trên đều gắn liền với Apple.
10. Lưu thông tin địa điểm người dùng
Trong tháng 4, người ta phát hiện ra rằng thiết bị dùng iOS đang bí mật theo dõi người dùng. Chính xác hơn là nó lưu lại mọi dữ liệu về địa điểm của người dùng. Đây là một rắc rối lớn khiến Apple phải ra hầu tòa và ảnh hưởng đến uy tín của hãng.