Đứng vị trí thứ 2 trong danh sách này là Paul Jacobs, CEO của công ty sản xuất chip Qualcomm với sự ủng hộ của 95% nhân viên. Công ty này vừa có một năm làm ăn "khấm khá" và có lẽ đó là lý do nhân viên Qualcomm ủng hộ lãnh đạo đến vậy. Trong cuộc khảo sát năm ngoái, vị CEO này chỉ được 87% nhân viên ủng hộ. Một số CEO khác cũng giành được sử ủng hộ cao của nhân viên như Larry Page của Google với 94% nhân viên, CEO Paul S. Otellini của Intel với 93% nhân viên.
Bảng xếp hạng các CEO công nghệ được lòng nhân viên nhất tại Mỹ.
Vị trí dẫn đầu của Tim Cook có lẽ cũng không có gì ngạc nhiên khi mà công ty liên tục đạt những thành công vang dội thời gian gần đây. Giá cổ phiếu của "Táo khuyết" có lúc lên tới 600 USD. Ông cũng là người thành lập chương trình từ thiện, điều mà Steve Jobs khi còn sống không bao giờ làm. Tim Cook còn là vị CEO đầu tiên của Apple đích thân đi thăm công nhân tại các nhà máy gia công ở Trung Quốc. Điều này được đánh giá giúp hình ảnh của Apple trở nên thân thiện và gần gũi hơn. Một nhân viên của Apple đánh giá trên Glassdoor: "tự sản phẩm của công ty đã nói lên tất cả. Apple có một đội ngũ quản lý tuyệt vời".
Tim Cook là vị CEO Apple đầu tiên đi thăm công nhân ở chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, Apple gần đây cũng dính dáng tới những cáo buộc lạm dụng lao động diễn ra tại nhà máy gia công Foxconn ở Trung Quốc. Theo điều tra của Hiệp hội bình đẳng lao động (FLA), chuỗi cung ứng của Apple đã vi phạm nhiều quy định với luật pháp của Trung Quốc như bắt công nhân làm thêm giờ quá quy định, công nhân nhỏ tuổi phải làm việc trong môi trường độc hại... Để khắc phục điều này, mới đây Apple và cả Foxconn đều hứa hẹn sẽ tuyển thêm hàng chục nghìn công nhân để khắc phục tình trạng để nhân viên làm thêm giờ quá quy định. Tuy nhiên, cũng theo khảo sát của FLA, công nhân tại Foxconn thậm chí còn muốn tăng thêm giờ làm để họ ổn định được thu nhập. 64% trong số 35.000 công nhân được điều tra cho biết lương của họ không đủ để trang trải chi tiêu cá nhân.
Tham khảo: Mashable