Điện thoại

Smartphone và người tiêu dùng thông minh

Nếu chỉ cần một chiếc điện thoại cho những nhu cầu cần thiết: nghe – gọi, giải trí như chơi game, xem phim, nghe nhạc… liệu có nên bỏ năm ba triệu đồng? Trên thị trường hiện nay, chỉ cần một vài triệu đồng là đã làm chủ những nhu cầu trên.

Đừng chê giá thấp
 
Các nhà sản xuất điện thoại di động trong nước đã có những nỗ lực trong việc gia tăng tính năng trên nền tảng của một chiếc điện thoại giá thấp. Giờ đây, theo tốc độ phát triển công nghệ, dù ở nhóm giá thấp nhưng những “công nghệ đỉnh cao” của chiếc điện thoại thông minh, như: “quẹt”, chạm, tích hợp nhiều trò chơi và nhiều hình thức giải trí khác... đã xuất hiện ở dòng điện thoại di động có giá từ 1 đến 2 triệu đồng.
 
Là một người tiêu dùng thông minh, biết cách lựa chọn những sản phẩm, mà ở đó, số tiền chi ra ít nhưng vẫn sở hữu và sử dụng những ứng dụng cần thiết. Không chỉ nghe – gọi, nhắn tin, nghe nhạc (những ứng dụng đã trở nên phổ biến và không thể thiếu trong chiếc điện thoại di động), với số tiền “khiêm tốn”, người dùng còn khai thác khá nhiều những tiện ích mới trên chiếc điện thoại “thông minh bình dân” như lời của ông Tuấn Anh (Q.3, TP.HCM). Khách hàng này cho rằng, nếu không cần check mail hay lướt web (những công việc chỉ thực sự cần thiết ở một nhóm người nào đó) nên chọn những sản phẩm “giá bình dân nhưng có tính năng thông minh hơn những dòng sản phẩm cùng giá”. Ông Tuấn Anh bình luận thêm: “Không nghĩ rằng một ngày nào đó, chỉ với giá 1 -2 triệu đồng mà chiếc điện thoại di động còn làm được khá nhiều việc: xem phim, nghe nhạc, dung lượng thẻ cao, chơi nhiều game hay... Mà chiếc điện thoại giá bình dân, giờ đây còn sang trọng nữa, có thiết kế đẹp, màn hình rộng, sáng và rõ”.

Để “thượng đế” tận hưởng nhiều hơn
 
Nếu cùng mức giá, từ nhiều năm qua, có thể thấy những thương hiệu lớn khó có thể “đua” với những thương hiệu nhỏ về mặt nội dung sản phẩm. Với 1 triệu đồng, những dòng máy của thương hiệu lớn chỉ dừng lại: màn hình 1,5 – 1,8 inch (49.000 màu), những chức năng cơ bản như nghe – gọi – nhắn tin, nghe nhạc. Trong khi đó, nhiều nhãn hiệu nội địa, như Mobiistar, lại có những sản phẩm với nhiều tính năng vượt trội: chơi game, xem phim 2D (gần đây tích hợp cả phim 3D), kết nối mạng xã hội như Facebook, Twiter; hỗ trợ những sản phẩm game vốn chạy trên nền những chiếc điện thoại cao cấp...
 
Nếu không chạy theo những thương hiệu lớn và có thông tin về sản phẩm, người tiêu dùng không quá khó để chọn dòng sản phẩm nào cho nhu cầu “di động” hằng ngày của mình. Ông Duy (Tân Bình, TP.HCM) cho rằng: “Theo nhu cầu sử dụng mà lựa chọn sản phẩm phù hợp. Tôi chọn một chiếc điện thoại giá rẻ nhưng có nhiều tính năng”. Quan niệm tiêu dùng này ngày càng lan tỏa rộng hơn trong cộng đồng có thu nhập thấp cho đến thu nhập trung bình, thậm chí là khá. Quan sát thực tế, nhóm đối tượng như: công nhân, sinh viên, nhân viên văn phòng... được xem là nhóm tiêu dùng “thông minh” hơn khi họ chọn những sản phẩm giá rẻ nhưng có nhiều tính năng. Ông Lưu (Thủ Đức, TP.HCM), kinh doanh tự do cho biết, từ khi mua chiếc điện thoại di động giá rẻ có nhiều ứng dụng, trong khoảng thời gian chờ đón khách, chiếc điện thoại là “bạn đồng hành” để chơi game, nghe nhạc, xem phim...

Trong những tháng cuối năm 2011, nhìn chung thị trường điện thoại di động có phần sút giảm, không như kỳ vọng của nhà sản xuất – phân phối – bán lẻ nhưng thị phần của phân khúc điện thoại giá rẻ ước chừng 60% (tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái). Đây là minh chứng cho thấy, việc lựa chọn sản phẩm tùy thuộc vào người tiêu dùng. Mà bây giờ, người tiêu dùng khôn ngoan lắm.
 
T700
 
T900