Nhịp sống số

Sản xuất smartphone Android: Có tiếng nhưng không có miếng?

Sản xuất smartphone Android: Có tiếng nhưng không có miếng?
class="MsoNormal" align="justify">Một báo cáo mới đây của Gartner cho rằng Android đang chiếm tới 52,5% thị trường smartphone toàn thế giới vào quý 3 năm 2011. Con số này gấp 3 lần so với đối thủ thứ 2 là Symbian với 16,9%. Theo sau đó là iOS của Apple với 15%. Theo Gartner thì trong quý 3 năm 2011 có tới 60,6 triệu điện thoại Android được bán ra, còn về phía iPhone là 17,3 triệu chiếc.
 
Với những số liệu này, hẳn người ta sẽ kết luận rằng Android là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến smartphone. Android thành công là điều không cần phải bàn cãi, hệ điều hành này cũng xuất hiện trên các tablet khá hot hiện nay là Kindle Fire và Nook, Android 4.0 Ice Cream Sandwich cũng hứa hẹn sẽ đem về thành công.
 
Nhưng kẻ chiến thắng chưa hẳn đã là kẻ thu được nhiều lợi lộc nhất. Một báo cáo cho rằng trong số các nhà sản xuất smartphone Android thì chỉ có HTC và Samsung là làm ăn có lãi. Không những thế, đối thủ lớn nhất của Android là iOS mới thu nhiều lợi nhuận nhất, chiếm khoảng 2/3 tổng lợi nhuận của cả thị trường smartphone. Thậm chí người ta còn dự đoán rằng con số này sẽ còn tăng tiếp trong năm 2012.
 
 
Vậy cái gì quan trọng hơn: thị phần hay tiền?
 
Thị phần
 
Dễ dàng nhận thấy Android đang thống trị thị trường smartphone bán ra. Càng nhiều người mua smartphone Android đồng nghĩa với việc các hãng sản xuất càng thu lợi, càng nhiều bản hợp đồng được ký kết với các nhà phân phối, tạo cơ hội phát triển thị trường ứng dụng dành cho Android. Đó chính là mô hình kinh doanh điển hình: Xây dựng một nền tảng sản phẩm, thu hút sự chú ý của người dùng, cung cấp cơ hội cộng tác làm ăn cho các hãng thứ 3, và sau đó là gặt hái lợi nhuận song song với việc phát triển nền tảng này liên tục.
 
Mặc cho các đơn kiện bản quyền được các bên Oracle, Microsoft và Apple liên tục tấn công, Android vẫn theo đuổi và thành công với mô hình này. Thậm chí Android có một khởi đầu rất khó khăn (vấp phải đối thủ là iPhone, 1 dòng điện thoại ra đời trước và rất được lòng người dùng). Android nhanh chóng tự cải tiến công nghệ, giao diện cho tới khi nó được xem là một đối thủ xứng tầm với Apple, thậm chí còn có vài mặt nổi trội hơn. Sự đa dạng của các phần cứng trên smartphone Android đem lại nhiều trải nghiệm khác nhau cho người dùng – một vài điện thoại hoạt động tốt trong khi số khác hơi chậm hoặc tốn pin. Nhưng sự đa dạng cũng là một ưu điểm. Những ai thích kiểu bàn phím cơ học QWERTY hoặc một màn hình lớn tới 4 inch hẳn sẽ chẳng ngó ngàng tới iPhone. Android cũng rất nỗ lực để đuổi kịp iOS về mặt giao diện và công đoạn gia công điện thoại, dù vậy iOS vẫn có tiếng là ổn định và cho hiệu năng tốt hơn.
 
 

Chào đón Android không chỉ có người dùng mà còn là các nhà phát triển phần mềm. Android Market đang chứa tới hơn 320.000 ứng dụng, so với 450.000 của Apple App Store. Đa số các ứng dụng hot nhất hiện nay đều có cả 2 phiên bản dành cho Android lẫn iOS.
 
Về lâu về dài, việc Android chiếm lĩnh thị trường smartphone sẽ đem lại thành công cho họ, bởi khi này hãng đã thu nạp được rất nhiều người dùng trung thành. Nếu một người dùng thiết bị Android cảm thấy ưng ý với nó, xu hướng lựa chọn thiết bị thay thế về sau này tất nhiên sẽ là Android, điều này còn được áp dụng lên thị trường tablet. Người dùng khi đó coi thiết bị Android là một lựa chọn an toàn đối với họ, đây chính là bí quyết giúp cho Windows của Microsoft thống trị thị trường máy bàn gần như xuyên suốt lịch sử tồn tại.
 
Lợi nhuận
 
Thực ra so sánh thị phần của Android và iOS là điều chưa hợp lý cho lắm, bởi nếu đem riêng Apple ra mà so với hàng tá các hãng sản xuất điện thoại Android như: HTC, Samsung, Motorola, LG, Acer, Sony-Ericsson v.v… thì quả thực hơi thiếu công bằng. So sánh trực tiếp thì Samsung là hãng chiếm nhiều thị phần nhất, rồi sau đó là Apple.
 
Nhưng những thông tin về lợi nhuận của Apple là sự thật, họ đang chiếm tới 2/3 tổng lợi nhuận thu được từ thị trường smartphone. Theo dự đoán thì trong năm 2012, Motorola, LG, Sony-Ericsson hay Nokia khó có thể kiếm được nhiều từ thị trường smartphone. Trong khi lợi nhuận mà Samsung thu được cũng chỉ bằng khoảng 1/4 so với Apple.
 
 

Cho dù thị phần có lớn hơn, nhưng sẽ là rất khó để thuyết phục các hãng sản xuất tiếp tục hỗ trợ Android, biết rằng họ sẽ chẳng thu về được bao nhiêu. Ngay cả những hãng đang rất có tiếng tăm trong việc sản xuất điện thoại Android như HTC hay Samsung cũng phải tìm kiếm một nước đi mới: điện thoại Windows Phone, Samsung cũng chưa từ bỏ hệ điều hành Bada của riêng họ. Nói cách khác, cho dù Android đang rất nổi tiếng nhưng sản xuất điện thoại Android chưa hẳn đã là một con đường rải hoa hồng.
 
Vậy Apple kiếm lời từ smartphone như thế nào?
 
Lợi nhuận khổng lồ của Apple đến từ việc hãng đánh phí rất mạnh tay cho mỗi chiếc iPhone bán ra của các hãng phân phối. Thời kỳ mới có iPhone đời đầu, Apple buộc AT&T phải trả phí hàng tháng cho hãng tính trên từng chiếc iPhone trên thị trường. Chính sách bóc lột này được xóa bỏ từ khi iPhone 3GS ra đời, nhưng Apple vẫn có cách kiếm tiền khác. Tại Mỹ, cứ mỗi chiếc iPhone 4S bán ra Sprint phải trả cho Apple 500 USD; AT&T và Verizon Wireless nhẹ nhàng hơn một chút với phí 400 USD/iPhone 4S. Trong khi các nhà sản xuất smartphone khác thu lời khoảng 250 USD/mỗi chiếc smartphone bán ra đã là cao.
 
Bằng cách này, mỗi sản phẩm Apple bán ra họ thu lời hơn hãng khác khoảng 60-100%.
 
Nếu có người cho rằng Android cũng đang rất nổi tiếng rồi, họ cũng có thể áp dụng chính sách đánh phí giống như Apple để thu lời. Mọi việc không đơn giản như vậy. Ví dụ như nếu Samsung muốn đánh phí 500 USD mỗi chiếc từ nhà phân phối thì họ lập tức sẽ chuyển sang làm ăn với HTC hoặc Motorola, những hãng cũng cung cấp điện thoại Android. Điều này đồng nghĩa với việc các hãng sản xuất Android lại quay ra đánh lẫn nhau. Thực tế này khiến cho giá thành của điện thoại Android phải được giữ thấp để thu hút người dùng, và các hãng sản xuất thì thu lời chẳng bao nhiêu.
 
Với tư cách là hãng độc quyền phân phối thiết bị iOS, Apple không phải chịu sức ép trên. Lợi nhuận của họ không bị đe dọa bởi không có một hãng nào khác cung cấp thiết bị tương tự. Apple chẳng việc gì phải giảm giá thành các thiết bị của họ, đặc biệt trong hoàn cảnh làm bao nhiêu bán hết bấy nhiêu như hiện nay. Thậm chí Apple còn tự nâng tầm của họ bằng cách hợp tác với các dây chuyền sản xuất linh kiện. Đây chính là nơi mà Tim Cook với tài hoạt định chiến lược của ông có đất dụng võ. Apple sử dụng túi tiền không đáy của họ để khống chế toàn bộ dây chuyền sản xuất, linh kiện và quá trình gia công. Rõ ràng nhất chính là khi Apple cho ra mắt iPad, các đối thủ cạnh tranh gần như không thể địch lại được sản phẩm của Apple.
 
 

Năm 2010, HTC nhăm nhe lao vào thương vụ “màn hình Retina” nhưng bị Apple đá ngay lập tức với chiêu bài thâu tóm hết tất cả các linh kiện sản xuất màn hình này. Tương tự, Apple trả trước cho các dây chuyền linh kiện một khoảng tiền khổng lồ để bao trọn gói sản lượng xuất ra. Đây chính là lý do cho tới ngày nay, không nhiều hãng có thể cho ra laptop unibody vỏ aluminum.   
 
Cần một hướng đi mới
 
Google hiện nay gần như cho không Android. Cho dù các hãng sản xuất nhận ra rằng họ sẽ phải đối mặt với các chi phí vi phạm bản quyền của Microsoft (trong tương lai có thể còn có Oracle hoặc Apple), nhưng họ vẫn liều tóm lấy Android. Google đang đánh bạc với Android với việc cho không hệ điều hành này, họ dùng Google Search, Gmail, và Google Maps để giúp Android nổi tiếng, qua đó thu lời bằng việc quảng cáo và thu thập thông tin của người dùng.
 
Hẳn chúng ta đã nhận ra ai là kẻ ngoài cuộc: các hãng sản xuất điện thoại. Họ không kiếm tiền trên Android như Google. Thay vào đó các hãng này phải tự sinh lời bằng cách bán thiết bị Android, hoặc đưa các thiết bị này vào mô hình kinh doanh của chính họ, tương tự như cách Google đang làm.
 
Và đây là lúc phải nhắc đến Kindle Fire. Amazon tóm lấy Android, “mông má” hệ điều hành này với một giao diện riêng và đặt thiết bị vào trong mô hình kinh doanh của họ: bao gồm cung cấp video, âm nhạc và sách. Amazon cũng cắt đứt một số ứng dụng của Google như Google Books, Google Music và những ứng dụng mà Google dùng để kiếm tiền. Một ý tưởng tương tự được áp dụng vào tablet Android của Barnes & Noble: Dùng Android để điều hành thiết bị, nhưng làm mọi cách để đưa thiết bị vào bên trong những dịch vụ mà hãng cung cấp và có thể sinh lời được.
 
Tuy nhiên cũng nên nhớ rằng Kindle Fire và Nook là tablet, nhưng liệu các hãng sản xuất smartphone có vận dụng được ý tưởng này để kiềm lời hay không thì vẫn chưa rõ. Còn hiện tại, Android đang thống trị thị trường smartphone bán ra, nhưng con đường của các hãng sản xuất smartphone Android lại chẳng dễ dàng. Trong khi đó Apple có lẽ vẫn hài lòng với vị thế hiện tại của mình.
 
Tham khảo DigitalTrends