Nhịp sống số

Những nhà cầm quân tốt và tệ nhất trong năm 2011

Thế giới công nghệ trong năm 2011 chứng kiến nhiều sự thay đổi vị trí CEO của các hãng công nghệ hàng đầu. Người giỏi cũng có mà người kém cỏi cũng không thiếu. Dưới đây là những vị CEO được đánh giá tốt và tệ nhất trong năm.

Steve Jobs và Tim Cook

Jobs đã ra đi, nhưng ảnh hưởng của ông tại Apple vẫn còn khá mạnh mẽ, cả trong đội ngũ quản lí lẫn triết lí thiết kế sản phẩm mà ông đã để lại. Mặc dù vị cố CEO của Apple đã rời bỏ vị trí của mình vào tháng 8 để nhường chỗ cho Tim Cook nhưng nửa năm làm việc này vẫn còn tốt hơn so với hầu hết các đồng nghiệp của ông. Dù rằng Jobs rời vị trí nhưng ông vẫn luôn theo sát công ty, góp ý với Cook trong việc điều hành. Với những gì mà Jobs gửi đến cho Cook, nhiều kì vọng trong ngành công nghiệp cao đã giao cho vị tân CEO của Apple.

Tim Cook ngồi ở bên phải của Steve Jobs tại một sự kiện trong năm 2007.

Đáng buồn là Jobs đã không đủ sức khỏe để giới thiệu iPhone 4S, sản phẩm được trang bị phần mềm Siri vốn được chính ông là người cung cấp những cái nhìn đầu tiên. Mặc dù iPhone 4S gây được sự thất vọng cho người dùng trong ngày ra mắt, cho rằng Apple ngày nay đã nhỏ hơn so với trước kia nhưng xét cho cùng thì việc thất vọng này cũng xuất phát từ chính bản thân người dùng mà thôi. Giống như Jobs, Cook thực sự là một nhà lãnh đạo mà nhiều công ty mong muốn, một vị CEO có cá tính mạnh mẽ. Chính cá tính này của ông mà Cook đã được Jobs trao niềm tin cho việc phát triển iPhone, iPad mà iMac trong giai đoạn nóng bỏng của nửa cuối năm 2011. Giá trị cổ phiếu của công ty đã tăng trưởng nhanh trên cả chỉ số Nasdaq và S&P 500.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Cook có thể mang lại một điều kì diệu của riêng mình hay không? Có lẽ câu trả lời này sẽ được đưa ra vào năm 2012. Dù sao thì hiện nay Apple vẫn đang là một trong những ông trùm trong lĩnh vực công nghệ.

Mark Zuckerberg

Vị CEO trẻ tuổi này thực sự là một tấm gương cho giới trẻ hiện nay, những người có suy nghĩ mạnh mẽ: đã nghĩ là làm. Mặc dù hiện nay Google cũng đang cung cấp ra thị trường dịch vụ mạng xã hội Google+ để đối mặt với Facebook nhưng mạng xã hội này vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, là nơi ưa thích của nhiều người, sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ, hình ảnh và tải lên video của mình.


Tổng thống Obama có cuộc trò chuyện với Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg, vào tháng 2.

Quả thực Zuckerberg dù trẻ nhưng là một vị CEO tuyệt vời, chèo lái con thuyền Facebook thẳng tiến bỏ xa đối thủ. Cũng giống như Bill Gates, Zuckerberg là một vị CEO tài ba dù độ tuổi vẫn còn trẻ. Định giá IPO của Facebook khép lại trong năm 2011 vào khoảng 80 tỉ USD, trong khi vào năm 2006, công ty của vị CEO trẻ tuổi này được hỏi mua lại với lời đề nghị trị giá 750 triệu USD. Với cá tính mạnh mẽ của mình, Zuckerberg đã bỏ qua lời đề nghị hấp dẫn trên, quyết định gắn bó với Facebook, nhanh chóng đưa mạng xã hội này vượt qua MySpace để trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới với 750 triệu người sử dụng đang hoạt động, đạt doanh thu từ 500 triệu USD lên 1,6 tỉ USD trong nửa đầu năm 2011.

Hiện tại Facebook phải đối mặt với nhiều đối thủ, trong đó Google+ được xem là tiềm năng nhất. Mạng xã hội được công bố hồi tháng 7/2011 đã được 40 triệu người sử dụng tính đến tháng 10. Để đảm bảo vị trí của mình, Facebook đã bổ sung tính năng Timeline cung cấp một trang hồ sơ cá nhân mới và vừa chính thức đi vào hoạt động tuần trước. Như biết được trước những kiếu nại về sự riêng tư của người dùng, Facebook đã tung ra một công cụ hữu ích có tên gọi Activity Log để người dùng có thể chọn bổ sung những điều quan trọng nhất, bao gồm cả các News Feed.

IPO sắp tới có thể được xem là thước đo cho sự thành công của Zuckerberg. Và ai biết được tương lai vị CEO này mang lại cho Facebook là gì? Phải chăng sẽ là một công nghệ tìm kiếm của riêng mình?.

Larry Page

Khởi động Google vào năm 2004, đồng sáng lập ra Google là Larry Page đã nhấn mạnh với những cổ đông như Monty Python khi cho rằng ông không quan tâm đến hoạt động kinh doanh như thường lệ và khẳng định Google không phải là một công ty tầm thường.


Từ trái sang: Eric Schmidt cùng 2 đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin.

Larry Page trở thành CEO của Google trong tháng 4 vừa qua và có cơ hội để biến lời nói của mình thành sự thực. Mặc dù thời gian đảm nhiệm vị trí CEO của Page vẫn còn ngắn nhưng phần lớn những điều mà ông đưa ra đã được thực hiện. Trong khi Page không phải là một vị CEO có cá tính độc đáo nhưng ông đã mua lại được Motorola Mobility với hợp đồng bom tấn trị giá 12,5 tỉ USD để nhận được hơn 17.000 bằng sáng chế chống lại những cáo buộc từ Apple đối với Android tại các tòa án. Trong khi đó, Android vẫn tiếp tục phát triển nhảy vọt mà theo số liệu của Nielsen, Android hiện đang chiếm khoảng 40% thị trường hệ điều hành di động. Thị trường tìm kiếm của Google thì không phải hỏi. Không chỉ có vậy, công ty cũng đã thành công trong việc phát triển mạng xã hội Google+ để cạnh tranh với Facebook, thu hút người dùng cũng như các nhà quảng cáo. Giá trị cổ phiếu của Google hiện đạt 587,68 USD/cổ phiếu.

Với khoảng 25.000 nhân viên đang làm việc tại Google, Page sẵn sàng sàng lọc ra các kĩ sư tốt nhất đang làm việc ở công ty, tập trung các nỗ lực của họ vào những lĩnh vực phù hợp nhất để mang lại lợi ích cao nhất cho công ty. Nếu Page làm tốt công việc của mình, ông sẽ không bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt với công việc của mình.

Leo Apotheker

Năm nay chứng kiến một năm ồn ào xung quanh các vị trí CEO của HP. Sau khi lên thay Mark Hurd bị lật đổ vì liên quan đến vụ bê bối buộc tội quấy rối tình dục một cựu nhà thầu cho HP vào tháng 11/2010, Leo Apotheker lại tiếp tục rời chức cho Meg Whitman, cựu Giám đốc điều hành của eBay hồi tháng 10 vừa qua.

Leo Apotheker (trái) đã làm suy yếu HP, và Meg Whitman sẽ vực dậy công ty?

Leo Apotheker là một nhà quản lý phần mềm được đánh giá cao khi đảm nhiệm chức vụ ở SAP AG. Tuy nhiên, khi chuyển sang mảng phần cứng ông đã không thể áp dụng được kinh nghiệm của mình để vực dậy công ty và bị một cựu thành viên hội đồng quản trị công ty mô tả ông là vị Giám đốc điều hành tồi tệ nhất trong lịch sử kinh doanh của HP.

Sau 11 tháng kể từ khi làm Giám đốc điều hành, Apotheker đã biến HP như là một trò cười mà tiêu biểu nhất là trong mùa Hè vừa qua khi ông thông báo rằng HP sẽ ngừng kinh doanh máy tính bảng TouchPad vốn chỉ mới ra mắt được một thời gian. Ông cũng khai tử điện thoại cũng như các sản phẩm dựa trên hệ điều hành webOS sau khi mua lại Palm. Và giọt nước sự thực tràn li sau khi Apotheker tuyên bố HP sẽ bán bộ phận kinh doanh máy tính, bộ phận trị giá 30 tỉ USD vào thời điểm mà HP đang có sự ảnh hưởng lớn trên thị trường.

Dưới sự lãnh đạo của Apotheker, tình hình tài chính của HP bị suy giảm nghiêm trọng. Chính điều này khiến ông mất đi sự tín nhiệm của cộng đồng tài chính cũng như các nhà đầu tư, thậm chí giá trị cổ phiếu của HP cũng bị mất đến 40%. Và Meg Whitman lên thay Apotheker hi vọng sẽ vực dậy HP trong giai đoạn khó khăn, nhất là khi cựu CEO của eBay công bố quyết định đưa HP trở lại việc kinh doanh PC.

Jim Balsillie và Mike Lazaridis

Thật khó có thể tin RIM sụp đổ một cách nhanh chóng đến như vậy. Chứng khoán của công ty đã mất hơn 3/4 giái trị thị trường trong năm qua, trong khi vô số đối thủ lại phát triển một cách nhanh chóng.

Đồng CEO Mike Lazaridis của RIM trong buổi ra mắt BlackBerry PlayBook

RIM dường như không thể theo kịp các đối thủ của mình. Khi mà Android và iOS của Apple liên tục ra mắt phiên bản tiếp theo thì hệ điều hành BlackBerry của RIM hết trễ hẹn này đến trễ hẹn khác, thậm chí có thể đến nửa thứ 2 của năm sau phiên bản hệ điều hành BlackBerry 10 mới chính thức được phát hành. BlackBerry 10 được Lazaridis ví như là nền tảng hệ điều hành dành cho những "superphone", nhưng giờ thì chúng ta có thể nói rằng đó chính là một nền tảng hệ điều hành "super xịt".

Trong khi đó, máy tính bảng PlayBook đã biến thành một sản phẩm đáng quên khi RIM phải giảm giá mạnh mới bán được sản phẩm. Giảm giá nghĩa là công ty đành chấp nhận thua lỗ để có thể thu hồi vốn.

Với những gì mà RIM nhận được trong năm, rõ ràng Balsillie và Lazardi sẽ là những người chịu trách nhiệm hàng đầu. Hai nhà quản lí này đã không thể trang bị cho mình những nền tảng vững chắc để có thể xử lí khó khăn khi gặp phải một thách thức lớn.