Thủ thuật công nghệ

Những lệnh About trong Google chrome có thể bạn chưa biết !

Google Chrome là một trình duyệt web có khả năng cho phép người dùng can thiệp vào một số thành phần bên trong để bật tắt các tính năng mà bạn không làm được trên giao diện người dùng mặc định. Những tính năng này được cài đặt vào 7 Chrome About Pages mà người dùng có thể truy cập bằng cách gõ từ khóa lên thanh địa chỉ theo cú pháp : about:. Dưới đây, mình sẽ giới thiệu với các bạn tên và chức năng chính của 7 Chrome About Pages đó. 

 

Sau khi bạn gõ lên thanh địa chỉ cú pháp như trên, Chrome sẽ tự động chuyển hướng tới chrome://. Điều này gợi ý cho bạn thêm một cách gõ nữa để truy cập các cài đặt. Đừng quan tâm, hai cách truy cập là tương đương nhau.
  
1. about:about (hoặc chrome://about)
  

Trang này liệt kê hầu hết những tính năng của Google Chrome mà bạn có thể sử dụng. Nhưng không phải tất cả đều có mặt ở trang này, một số chức năng chỉ xuất hiện khi bạn gõ đúng từ khóa vào thanh địa chỉ. 

 

 

2. about:flags (hoặc chrome://flags)
  

Đây là nơi thú vị nhất. Bởi vì ở đây bạn có thể tìm thấy những tính năng mới mà Google vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm. Chúng ta có thể thoải mái dùng thử mọi thứ và gửi nhận xét tới nhà phát triển những lỗi hoặc thiếu sót của họ.

 

 

3. about:plugins (hoặc chrome://plugins)
  

Lệnh này cho phép bạn truy cập trực tiếp đến nơi mà bạn có thể kích hoạt hay vô hiệu hóa bất kỳ plugins nào đã cài đặt trong Google Chrome.

 

 

4. about:net-internals (hoặc chrome://net-internals)
  

Một công cụ phụ trợ rất hữu ích để bạn truy cập vào một danh sách các kết nối hiện đang mở, kiểm tra những thiết đặt proxy, thậm chí là công cụ phát hiện lý do tại sao một trang web nào đó không tải được. Hãy cẩn thận với những gì bạn làm, bởi vì chưa bất kỳ tài liệu hướng dẫn sử dụng chúng.

 

 

5. about:memory (hoặc chrome://memory-redirect)
  

Nơi này sẽ cho bạn thấy máy tính tốn bao nhiêu bộ nhớ vào Google Chrome cũng như những trình duyệt mà bạn đang mở. Hơn nữa, about:memory còn tính toán số bộ nhớ sử dụng cho mỗi tab đang mở hoặc các quá trình khác. Vì thế bạn có thể dễ dàng so sánh Chrome với các trình duyệt khác và có những thay đổi phù hợp để tránh bị lỗi tràn bộ nhớ.

 

 


6. about:cache (hoặc chrome://cache)
  
Đúng như tên gọi của nó, about:cache cho phép bạn xem mọi thứ được lưu trong bộ nhớ cache của trình duyệt. Nếu bạn click vào một liên kết, không có gì cả ngoài những dòng mã hexa mà ascii của trang web. Bạn có thể sao chép và dán chúng vào một trình soạn thảo hex nếu bạn muốn lấy nội dung để sử dụng.

 

 


7. about:version (hoặc chrome://version)
  

about:version hiển thị phiên bản hiện tại của Google Chrome mà bạn đã cài đặt, cùng với các phiên bản Javascript, Flash,… Bạn cũng có thể tìm thấy thư mục cài đặt của Chrome cũng như địa điểm và profile của bạn.