Vai trò của công nghệ đã, đang và sẽ ngày càng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nào và luôn được coi là một công cụ hữu ích giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.
Trước những thách thức và khó khăn của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ không khỏi lo lắng làm thế nào để họ có thể nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm theo kịp và đáp ứng tốt nhất những thay đổi và thách thức đang ngày càng gia tăng. Đây cũng là mục đích mà tập đoàn Microsoft muốn chia sẻ về những gì mà họ đang làm việc với các nhân viên và đối tác của mình trên toàn thế giới nhằm khai thác tối đa sức mạnh công nghệ để thúc đẩy thay đổi trên thế giới tại hội nghị Thúc đẩy Châu Á Thái Bình Dương 2011 (Microsoft’s Accelerating Asia Pacific 2011) lần thứ 2 tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Vai trò của công nghệ đã, đang và sẽ ngày càng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nào và luôn được coi là một công cụ hữu ích giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, đặc biệt là đối mặt với những thách thức trên toàn cầu ngày nay. Theo nghiên cứu của IDC năm 2009, tỉ lệ sử dụng IT tại Châu Á Thái Bình Dương dự tính sẽ tăng 4,8% một năm kể từ 2008 đến 2013, tạo thêm trên 2,7 triệu việc làm trong ngành CNTT, trong đó có 35% là công việc liên quan tới lĩnh vực phần mềm. Các công ty có sử dụng hệ thống công nghệ của Microsoft tại Châu Á Thái Bình Dương đã tạo khoảng 125 tỉ đô la thu nhập vào năm 2009.
Thông qua các giải pháp và sản phẩm công nghệ của mình, Microsoft muốn hỗ trợ các quốc gia giải quyết các vấn đề xã hội như giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo tiền đề cho các cơ hội kinh tế, phát triển lực lượng lao động và ứng phó với các thảm họa và thiên tai trên toàn Châu Á.
Đầu tư vào đổi mới là một trong những ưu tiên hàng đầu mà Microsoft luôn hướng tới, với hơn 8.7 tỉ đô la được tập đoàn đầu tư hàng năm cho thấy sự nỗ lực không ngừng cũng như cam kết to lớn mà tập đoàn này góp phần cho sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Phó chủ tịch Microsoft Châu Á Thái Bình Dương, ông Alvaro Celis cho biết “Các thị trường mới nổi tại APAC có cơ hội để đạt được những thành công lớn nếu họ tiếp tục phát triển tập trung vào đổi mới, phát triển các doanh nghiệp và tăng cường hiệu quả thị trường lao động”. “Đổi mới sẽ giúp các quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh và là nền tảng cốt lõi giúp Châu Á phát triển”, ông Celis nhấn mạnh thêm.
Tại Châu Á Thái Bình Dương, Microsoft đang ngày càng tăng cường môi trường đổi mới và phát triển sở hữu trí tuệ như những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua đầu tư vào công nghệ để tạo ra năng lực và nâng cao khả năng tiếp cận những cơ hội kinh tế cũng như tạo ra ảnh hưởng thực tiễn đối với kinh tế và xã hội thông qua hợp tác với cộng đồng, cá nhân và khối chính phủ. Có thể thấy, các quốc gia nên sẵn sàng ứng dụng các giải pháp công nghệ tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục, xây dựng kĩ năng để phát triển nguồn nhân lực, thực hiện hiệu quả hệ thống chính phủ điện tử để phục vụ công dân, doanh nghiệp tốt hơn cũng như tăng cường vấn đề đổi mới tại địa bằng cách khuyến khích nhiều hơn nữa sự hợp tác giữa công dân và chính phủ.
“Tác động của Microsoft tại Châu Á là thực sự to lớn – các công ty trong hệ sinh thái của Microsoft tạo ra gần US$125 tỷ doanh thu và sử dụng gần 3 triệu nhân viên trong năm 2009. Mỗi một đô la doanh thu mà Microsoft thu được tại khu vực Châu Á, thì các đối tác thuộc hệ sinh thái của Microsoft tại đây, sẽ thu được khoảng 10.97 đô la, theo nghiên cứu của IDC năm 2009”, ông Lữ Thành Long, chủ tịch công ty Misa nhận định.
Với các chủ đề khác nhau xoay quanh các vấn đề thực tiễn tại các quốc gia trong khu vực, và việc áp dụng công nghệ để giải quyết các bài toán thực tế, các chuyên gia hàng đầu Microsoft cùng đối tác đã chia sẻ và mang đến những thông tin hữu ích với tầm nhìn sâu sắc về “khía cạnh hiếm khi được nhìn thấy của công nghệ và có ảnh hưởng sâu rộng - từ sự tác động đến chính sách quốc gia để tăng cường khả năng làm việc của con người - vượt ra khỏi những đối thoại truyền thống, chia sẻ phương thức công nghệ có thể đưa lại lợi ích và lợi nhuận cho các tổ chức và doanh nghiệp”, bà Clair Deevy, giám đốc phụ trách chương trình Phát triển Châu Á, Thái Bình Dương chia sẻ.