Nhịp sống số

“Mẹo” để mua hàng theo nhóm hiệu quả trên mạng

“Mẹo” để mua hàng theo nhóm hiệu quả trên mạng
Hút khách nhờ ưu thế giá rẻ, thường giảm 30 – 90% so với giá gốc, mua sắm theo nhóm đang trở thành xu thế tiêu dùng trong thời buổi kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, để mua được sản phẩm/dịch vụ (deal) tốt và tránh được những rắc rối không đáng có thì cũng cần phải biết cách…
 
 
Khi mua voucher hay các sản phẩm trên các kênh mua hàng theo nhóm nếu không thành công thường có một vài nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. Những nguyên nhân này có thể xuất phát từ lỗi của khách hàng khi mua deal (người mua), cũng có thể từ đơn vị cung cấp (các shop, cửa hàng, nhà hàng,..) hay từ đơn vị trung gian (các trang bán hàng theo nhóm).
 
 
 
Chị Ngân, phụ trách bộ phận chăm sóc khách hàng của một trang bán hàng theo nhóm cho biết: Để mua deal hiệu quả người dùng cần đọc kỹ thông tin được ghi trong phần nội dung. Ở đó thường ghi rất rõ Deal dành cho loại sản phẩm, dịch vụ gì. Đặc biệt đối với sản phẩm thì trong nội dung deal đều ghi rõ sản phẩm loại gì, màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, số lượng,…
 
 

                                                                         Một website hoạt động theo mô hình Mua theo nhóm

 
 
Bên cạnh đó các thông tin như thời hạn sử dụng voucher đến khi nào?; giá đã giảm và giá gốc của voucher; số lượng voucher/sản phẩm khách hàng được phép mua; giá đã bao gồm VAT hay chưa; xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ (nhất là đồ gia dụng và mỹ phẩm); địa điểm đổi voucher/sử dụng dịch vụ ở đâu, đặc biệt với các deal du lịch, khách hàng cần hết sức lưu ý đọc kỹ nội dung xem deal đó đã bao gồm giá vé tầu, máy bay, các phí dịch vụ lưu trú khác không,…khách hàng cũng cần hết sức lưu ý, chị Ngân cho biết thêm.
 
 
 
Đối với những deal có giá trị lớn như khóa học, những sản phẩm công nghệ (máy tính, máy ảnh,..), album cưới khách hàng cần đọc kỹ số tiền phải đóng thêm để có được sản phẩm/dịch vụ. Thông thường một voucher chỉ giảm được một số lượng nhất định còn khách hàng sẽ phải trả thêm tiền
 
 
 
Chị Mai Hoa (Cầu Giấy,HN) là người có khá nhiều kinh nghiệm trong việc mua hàng theo nhóm, chị cho biết trước khi quyết định mua bất cứ một deal nào chị cũng đều tìm hiểu kỹ thông tin của sản phẩm trên các trang mua sắm cộng đồng và cũng không ngần ngại tìm hiểu ngoài thực tế. Đang có nhu cầu cho con học Anh văn, nhưng tham khảo các trung tâm uy tín đều 200 – 300 USD/khoá làm chị ngao ngán. Nhưng nhờ có deal giảm 90% cho phiếu mua hàng trị giá 4 triệu đồng/khoá của một trung tâm lớn. Vì đã tìm hiểu và biết trước số tiền thực tế phải trả cho một khóa học nên với việc giảm giá 90%, tôi mua ngay 4 phiếu mua hàng trị giá 1.600.000 đồng và đóng thêm 7 triệu đồng cho con học suốt cả năm, thay vì nếu đóng 100% học phí phải gần 20 triệu đồng.
 
 
 
Nếu không am tường, bạn có thể xem số lượng người mua phiếu nhiều hay ít vì những deal tốt luôn “cháy hàng”. Chẳng hạn trên trang Hotdeal.vn mới gần đây có deal Lẩu Băng Chuyền Cooki –Cooki giảm 36%vừa đưa lên 4 tiếng đã cháy hàng, hay sản phẩm Vợt Tennis Dunlop Anh Quốc Danh Tiếng giảm 50% hết vèo sau vài tiếng đồng hồ, Bông Chụp Tai Hình Gấu Trúc Ấm Áp giảm 54% cũng khiến nhiều người mua không kịp. Tính thiết thực của loại hình này không thể phủ nhận khi nó được thực hiện nghiêm túc.
 
 
 
Để tránh bẫy mua hàng theo nhóm, bạn cần rất nhiều bí quyết, kinh nghiệm. Bạn Ngọc, một “fan” ruột của loại hình này chia sẻ: “Mình rất hay mua phiếu giảm giá trên các trang mua hàng theo nhóm này. Nếu trước đây các trang thường chủ yếu chú ý đến mô hình dịch vụ như nhà hàng, du lịch, khách sạn hay ăn uống thì hiện nay một số trang đã đẩy mạnh triển khai rất nhiều những sản phẩm thiết thực các như thời trang, mỹ phẩm, đồ công nghệ, đồ gia dụng,.. Mình thấy rất thiết thực. Tuy nhiên để không rước bực vào mình các bạn nên tỉnh táo, trước hết là tạm quên con số giảm giá hấp dẫn đi mà nhìn vào cái mình thực sự có nhu cầu. Khi đã thấy deal mình cần, bạn phải xem đơn vị cung cấp có uy tín hay không, dò giá thị trường hoặc cẩn thận hơn là vào phần thảo luận ngay dưới deal để xem mọi người bình luận rồi mới nhấn “mua”. Có thể lời bình luận mang tính chủ quan, nhưng bạn có thể tin vào số đông, như nhiều deal vừa mới tung ra đã được khách hàng nhấn “Like” liên tục, những deal này khi có nhu cầu bạn đừng nên bỏ qua. Với những loại hàng nhãn hiệu lạ, bạn nên gọi điện thoại đến cửa hàng trước để hỏi giá trung bình của sản phẩm tại đó. Nếu không phải bù thêm nhiều tiền mới nên mua”.
 
 
 
Than phiền lớn nhất của khách hàng mang phiếu mua hàng đến sử dụng dịch vụ chính là không thoải mái và có cảm giác bị đối xử phân biệt. Do vậy nhiều người truyền kinh nghiệm cho nhau là đến khi tính tiền hãy đưa phiếu mua hàng để không bị nhân viên “đổi nét mặt” khi phục vụ và cũng đừng nên ngần ngại khi nói thẳng với ông chủ của quán đó bởi khi tham gia dịch vụ này thì họ đã chấp nhận giảm giá để có được khách hàng mới, thương hiệu… Vậy thì đừng để vì bất cứ một lý do nhỏ nhặt nào mà khách hàng lại bỏ đi.
 
 
 
Phần lớn khi triển khai tiếp cận bất cứ nhà hàng/dịch vụ nào nhân viên của các trang bán hàng theo nhóm cũng đều trao đổi với nhà cung cấp về việc giữ “Chữ tín” trong kinh doanh. Nhà cung cấp cần hiểu rằng những khoản khuyến mãi chính là chi phí marketing, xây dựng thương hiệu và “thu hút” khách hàng mới. Muốn vậy nhà cung cấp cần phải nhìn xa hơn và phải phục vụ khách hàng tốt, phải tạo niềm tin để họ quay lại khi có nhu cầu dù có được hưởng khuyến mãi hay không?
 
 
 
Tuy nhiên trong câu chuyện “mua voucher thế nào cho hiệu quả” thì ngoài việc nỗ lực của các đơn vị trung gian (các trang bán hàng theo nhóm) thì cũng cần sự phản ánh của những người trực tiếp sử dụng deal với các bên cung cấp dịch vụ để mô hình mua hàng theo nhóm có thể phát triển bền vững