Nhịp sống số

Kinh tế Mỹ hưởng lợi từ sản phẩm Apple “Made in China”

Apple gần đây đã thông báo các kết quả doanh thu quý 1 của năm tài chính 2012. Quý này, Apple đã đạt được doanh thu 46,33 tỷ USD, với số iPhone được bán ra lên tới 37 triệu chiếc.

<></>

Ảnh: ObamaPacman

Tại cuộc họp thông báo về doanh thu, CEO của Apple, Tim Cook cho biết Trung Quốc là một “thị trường cực kỳ quan trọng” đối với Apple, và công ty sẽ tiếp tục quan tâm và phát triển sự hiện diện ở Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc không đơn giản được xem như là một thị trường tăng trưởng tiềm năng đối với các sản phẩm của Apple. Trung Quốc còn được xem như là nơi sản xuất chính của Apple.

Các khách hàng Mỹ đôi khi có ý niệm rằng khi họ lật một chiếc iPhone và nhìn thấy dòng chữ “Made in China” (“Sản xuất ở Trung Quốc”). Họ thường nghĩ rằng điều này có nghĩa là Trung Quốc đang lấy các công việc của Mỹ và kiếm tiền từ các sản phẩm của Mỹ.

Thực tế là ấn tượng này không là một phản ánh chính xác của tình hình.

Một báo cáo được ba giáo sư Mỹ, những người đã cố gắng nắm bắt giá trị trên các mạng lưới toàn cầu bằng cách sử dụng iPad và iPhone của Apple như là những ví dụ nghiên cứu – đã chỉ ra chỉ khoảng “lương lao động trực tiếp cho một lao động Trung Quốc sản xuất 1 iPhone hoặc iPad được trả là 10 USD hoặc chưa tới con số này”.

Báo cáo này chỉ ra rằng trong khi các sản phẩm Apple - bao gồm các các thành phần - được sản xuất ở Trung Quốc, các lợi ích chính vẫn quay về Mỹ. Điều này bởi vì Apple tiếp tục giữ phần lớn thiết kế sản phẩm, phát triển phần mềm, quản lý sản phẩm, tiếp thị và các chức năng trả lương cao khác là nằm ở Mỹ. Vai trò của Trung Quốc, báo cáo kết luận, là nhỏ hơn nhiều so với nhà quan sát thông thường có thể nghĩ.

Chuỗi cung ứng sản phẩm iPhone 4 thực tế là một ví dụ điển hình cho việc vận hành này: Sản phẩm được các kỹ sư Apple thiết kế ở Mỹ, các nguồn cấu kiện từ các khu vực khác nhau của thế giới và chỉ được lắp ráp tại các nhà máy Trung Quốc do công ty Hon Hai Precision Industry Co Ltd, cũng được biết đến với cái tên Tập đoàn công nghệ Foxconn có trụ sở tại Đài Loan sở hữu.

Một trong những tác giả của báo cáo này, Jason Dedrick, một giáo sư tại trường đại học Syracuse, cho biết Trung Quốc kiếm được rất ít tiền từ các sản phẩm này.

Hơn nữa, nhiều giá trị trong các sản phẩm công nghệ cao này được nắm giữ nhờ có thương hiệu, nhà phân phối và nhà bán lẻ - bắt đầu và kết thúc của quá trình.

Báo cáo cho biết mỗi sản phẩm được bán ở Mỹ - có giá khoảng 600 USD - khoảng 229 và 275 USD so sánh thâm hụt thương mại Mỹ - Trung (các chi phí nhà máy dự tính của 1 iPhone hoặc iPad). Tuy nhiên, phần mà nền kinh tế Trung Quốc giữ lại được là “một phần nhỏ của con số này”.

Một tác giả khác trong nhóm tác giả, Kenneth L. Kraemer, giáo sư của trường Đại học California cho biết phần lớn khác hàng đơn giản không hiểu các chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động trong trường hợp này như thế nào”.

“Họ (những người nghĩ vai trò của Trung Quốc lớn hơn trong việc sản xuất các sản phẩm của Apple) chỉ tập trung vào thâm hụt thương mại với Trung Quốc, và do đó họ nghĩ Trung Quốc có một vai trò lớn hơn. Những gì họ không nghĩ là Trung Quốc nhận được tất cả các loại đầu vào từ các nước khác từ Nhật Bản, Mỹ, Malaysia và nhiều nữa. Do đó, đóng góp của Trung Quốc thực sự là một lượng lao động nhỏ”, Kraemer cho biết.

“Họ nghĩ vai trò của Trung Quốc đơn giản lớn hơn bởi vị họ không hiểu các chuỗi cung ứng toàn cầu vận hành như thế nào. Họ nghĩ mọi thứ từ 1 iPad và iPhone được sản xuất ở Trung Quốc chứ không phải chỉ là được vận chuyển (các thành phần) và được lắp ráp tại đây”, Kraemer giải thích thêm.