Trong những năm vừa qua, thị trường CNTT sôi động vì nhiều lời đồn đoán về tiềm năng của công nghệ điện toán đám mây, và trên thực tế, điện toán đám mây đang tạo ra những bước tiến quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chúng ta có thể hình dung về cuộc hành trình đến với điện toán đám mây như là chu trình bao gồm nhiều giai đoạn.
Trong hành trình đến với điện toán đám mây nhiều tổ chức nhận thấy rằng, trong các trung tâm dữ liệu của họ vẫn còn tồn tại các “ốc đảo” điện toán, trong đó mỗi ứng dụng chạy trên phần mềm lớp giữa, cơ sở dữ liệu, máy chủ và thiết bị lưu trữ của riêng mình. Mỗi “ốc đảo” đó đều được thiết kế với yêu cầu tài nguyên riêng để hỗ trợ tối đa mức tải công việc và do đó luôn tồn tại một lượng rất lớn tài nguyên bị dư thừa. Từng “ốc đảo” này lại hoàn toàn khác nhau, dẫn đến độ phức tạp và chi phí quản lý rất lớn. Hiện nay, các tổ chức đang chuyển dần từ môi trường với nhiều “ốc đảo” như vậy sang môi trường điện toán lưới hoặc môi trường ảo hóa trong đó sử dụng các dịch vụ được chia sẻ với khả năng cấp phát tài nguyên linh hoạt cùng với các cấu hình hoặc thiết bị chuẩn hóa.
Trong số đó, không ít tổ chức sẽ tiếp tục phát triển hướng tới một môi trường điện toán đám mây riêng tự phục vụ, với một mức độ linh hoạt và ưu thế tích lũy về chi phí cho người dùng cuối giống như là điện toán đám mây công cộng, nhưng lại có mức độ rủi ro thấp hơn và mức độ đảm bảo cao hơn về phương diện an ninh và trách nhiệm. Theo một cuộc khảo sát mới đây do tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thực hiện, hơn 40% trong số gần 1.000 tổ chức lớn được khảo sát cho biết họ có các kế hoạch để triển khai một số kiểu môi trường điện toán đám mây riêng trong vòng vài năm tới.
Theo bà Đỗ Thị Thanh Hiền, Giám đốc Kinh doanh Sản phẩm Phần mềm Lớp giữa, Oracle Đông Dương, điện toán đám mây công cộng sẽ tiếp tục hoàn thiện và cuối cùng sẽ tạo ra sự kết hợp ho&agraagrave;n hảo giữa các môi trường điện toán đám mây riêng và môi trường điện toán công cộng, hay là một môi trường điện toán đám mây “kết hợp/lai” (“hybrid cloud”), với khả năng chạy một ứng dụng duy nhất, được quản lý tập trung, “thông qua một giao diện quản lý duy nhất.”
Các tổ chức sẽ chuyển sang điện toán đám mây thông qua các giai đoạn cơ bản với nhiều tiến độ khác nhau, hoặc là có thể đồng thời triển khai nhiều giai đoạn cùng một lúc. Dù là cách nào đi chăng nữa đều đòi hỏi phải có thời gian, và chúng ta mới chỉ ở giai đoạn sơ khai của điện toán đám mây.
Oracle cung cấp một tập hợp toàn diện các giải pháp điện toán đám mây với đặc tính hoàn chỉnh, mở và tích hợp – bao trùm tất cả các ứng dụng, middleware, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, ảo hóa, máy chủ, thiết bị lưu trữ, mạng và hoạt động quản lý toàn bộ kiến trúc. Những yêu cầu này bao gồm cả việc xây dựng và quản lý các mô hình điện toán đám mây nền tảng như là một dịch vụ (PaaS), cơ sở hạ tầng như là một dịch vụ (IaaS) riêng cũng như là các tùy chọn của khách hàng để chạy công nghệ của Oracle trong các đám mây điện toán công cộng hoặc các ứng dụng doanh nghiệp và ứng dụng tại chỗ được triển khai trên các đám mây riêng có dịch vụ được chia sẻ cũng như là trên các đám mây công cộng thông qua giải pháp Oracle on Demand.
Oracle là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây với hàng nghìn dự án triển khai thành công cho khách hàng. Chẳng hạn như, Tập đoàn Credit Suisse cũng phát triển được một môi trường Nền tảng Java như là một dịch vụ riêng, tự phục vụ sử dụng Oracle WebLogic để tập trung hóa tới hơn 200 ứng dụng trên cùng một nền tảng, tiết kiệm được tới 35% chi phí hoạt động, giảm được 85% số lượng máy chủ và tránh được việc phải tăng 44% công suất điện năng trong khi vẫn nâng cao gấp đôi dung lượng.