Nhịp sống số

Google - Thành công và thất bại trong năm 2011

Google - Thành công và thất bại trong năm 2011
Trong những năm qua thì Google đã có những bước tiến đáng kinh ngạc để lột xác trở thành một tên khổng lồ thực sự trong giới công nghệ chứ không còn là trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin. Giờ đây nhắc đến Google ta không thể không kể đến một loạt công nghệ mang tính đột phá và mang tính định hướng thị trường rõ rệt như hệ điều hành Android, Google map hay trình duyệt Chrome. Nhân dịp cuối năm 2011 ta hãy cùng điểm lại những thành công và thất bại của hãng này.
 
Thành công
 
1. Ice Cream Sandwich  
 
Android là một trong những thành công rực rỡ của Google trên thị trường di động và nó đang dần trở nên cân bằng với iOS. Hiện tại phiên bản mới nhất của Android là Ice Cream Sandwich đang hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mới hấp dẫn với người dùng hơn, hãy cùng chờ xem tương lai tươi sáng của hệ điều hành này.
 
 
 
2. Điện thoại Android
 
iPhone đang là chiếc Smartphone mang lại lợi nhuận cao ngất cho Apple nhờ vào số lượng lớn điện thoại bán ra trong năm vừa qua. Nhưng các mẫu điện thoại sử dụng Android mới đang là kẻ chiếm lĩnh thị phần điện thoại di động. Tính đến tháng 11 năm 2011 thì smartphone Android chiếm đến 52% thị phần của smartphone. Điều này cũng cũng tương đối dễ hiểu khi mà số lượng smartphone Android hiện nay đã lên đến 60 triệu chiếc trong khi các thiết bị sử dụng iOS chỉ có 17 triệu chiếc.
 
 
 
3. Google+
 
Mạng xã hội của Google cũng là một trong những điều đáng nói nhất của Google trong năm 2011. Google+ đã tăng trưởng chóng mặt với 25 triệu người sử dụng chỉ sau vài tuần ra mắt. Trong khi đó ông trùm Facebook phải mất tới 3 năm để đạt được con số khổng lồ này. Mặc dù sau đó Google+ có xu hướng phát triển chậm lại nhưng đây vẫn là MXH thành công nhất của Google từ trước tới giờ.
 
 
 
4. Thị phần tìm kiếm
 
Tìm kiếm luôn là một trong những thế mạnh của Google. Theo một báo cáo của ZenithOptimedia thì bất chấp những nỗ lực cải tiến công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft, thị phần tìm kiếm của Google vẫn tăng trưởng 85% trong năm 2011.
 
5. Google Maps
 
Tính năng Google Maps được tích hợp trong hệ điều hành Android đã có những thay đổi lớn đến nỗi nó khiến cho người dùng có cảm giác rằng họ đang sống trong tương lai, nơi mà những ứng dụng bản đồ vệ tinh có thể giúp bạn quan sát chi tiết tới cả bên trong một siêu thị hay một sân bay nào đó.
 
6. Google Music
 
Khi được giới thiệu, Google Music đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía cộng đồng Android, nó hoạt động rất tốt trên các loại máy tính bảng. Xét một cách toàn diện thì Google Music không hề thua kém iTunes của Apple là bao. Tuy nhiên tương lai phía trước của Google Music vẫn chưa thể xác định rõ được.
 
7. Bletchley Park
 
Google đã có những nỗ lực đáng kinh ngạc trong việc khôi phục lại hệ thống Bletchley Park, một hệ thống máy tính có từ thời chiến tranh thế giới thứ II chuyên dùng để giải mã thông tin. Đây là hệ thống mà nhiều người cho rằng là thành tựu tuyệt vời nhất về khoa học công nghệ trong suốt hàng trăm năm qua. Bletchley Park được đánh giá là hệ thống máy tính đã góp phần vào việc đánh bại Đức Quốc Xã của quân Đồng Minh.
 
8. Chrome
 
Dù sinh sau đẻ muộn nhưng hiện tại thì trình duyệt Chrome đã trở nên phổ biến hơn cả Firefox với 25,69% thị phần trình duyệt. Điều này có được là do sự tăng trưởng phi thường của Chrome trong tháng 11 vừa qua khi bứt phá và tăng tới 4,66%.
 
 
 
9. Quảng cáo
 
Theo Kantar Media, Google đã bỏ ra nhiều tiền hơn cho quảng cáo trong năm nay. Số tiền mà hãng bỏ ra cho quảng cáo trên TV trong nửa đầu năm 2011 đã cao hơn 4 lần so với cả năm 2010.
 
10. Quảng cáo thương mại
 
Đây là một trong những nguồn thu của Google và nó vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Thị phần quảng cáo thương mại của Goolge đã tăng tới 44,1% trong năm 2011 so với 34,9% trong năm 2006.

Thất bại và những trở ngại

1. Google Wallet
 
Google Wallet là công nghệ thanh toán điện tử của Google dựa trên giao thức NFC và thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên thì hãng Verizon của Mỹ đã dội một gáo nước lạnh vào Google Wallet khi đưa ra tuyên bố chỉ cho phép triển khai nếu như Google chứng minh được tính bảo mật và trải nghiệm người dùng của công nghệ này. Một số tin tức có liên quan cũng cho hay rằng Verizon đang phát triển một hệ thống thanh toán di động tương tự.
 
2. Google TV
 
Google TV là sản phẩm của Google với đối tác Logitech, nó đã tiêu tốn đến 100 triệu USD tuy nhiên thì thành công vẫn chưa thấy đâu.
 
 
 
3. Chrome OS
 
Chắc hẳn là bạn vẫn còn nhớ đến hệ điều hành Chrome và Chromebook, bạn sẽ chẳng cần phải nhớ đến hai thuật ngữ này nữa vì chúng đã thực sự thất bại. Theo một báo cáo của Digis Time, Chromebooks mới chỉ tiêu thụ được 30000 sản phẩm.
 
 
 
4. Google+
 
Tuy rằng tăng trưởng rất nhanh nhưng xem xét một cách kĩ càng hơn thì đây lại là một thất bại khác của Google. Mặc dù có số lượng người  dùng tăng nhanh nhưng số lượng người sử dụng thực sự mạng xã hội này là quá ít ỏi, đa phần người ta tham gia Google+ chỉ để xem qua chân dung kẻ đang dám thách thức Facebook mà thôi.
 
5. Google Labs, Wave, Buzz và Health
 
Có thể nói rằng đây là những dự án kém hiệu quả của Google kể từ khi Larry Page lên đảm nhiệm chức vụ CEO của Goolge.
 
6. Sách điện tử
 
Dựa trên nền tảng Android, Amazon và Barnes & Noble đã có những chiếc máy tính bảng và ứng dụng đọc sách của riêng mình. Đây là một tin xấu đối với Google bởi đây là những thiết bị không đi kèm với ứng dụng và dịch vụ thanh toán của Google. Do vậy hãng sẽ chẳng nhận được gì từ những chiếc máy tính bảng này.
 
7. Bản quyền bằng sáng chế của Android
 
Một thông tin khá thú vị đó là Microsoft kiếm được nhiều tiền hơn từ Android thay vì từ Windows Phone vì hãng sẽ được nhận một khoản phí bản quyền trên mỗi thiết bị Android được bán ra. Tuy nhiên Google đang có những động thái để bảo vệ Android trước những vấn đề về bản quyền.
 
8. Các thiết kế lại

Google đã bỏ ra rất nhiều thời gian để thiết kế lại giao diện của những dịch vụ của hãng như Youtube hay Gmail, tuy nhiên sau bao nhiêu công sức thay đổi lượng người sử dụng các dịch vụ này vẫn không có nhiều chuyển biến.
 
Giao diện thiết kế lại của Gmail.

 
9. SOPA và Ấn Độ
 
Google và một số công ty internet khác đang phải đối mặt với những vấn đề về kiểm duyệt nội dung. Cơ quan ngăn chặn các vi phạm bản quyền trực tuyến của Mỹ (Stop Online Piracy Act) đã cáo buộc Google vì đã vi phạm bản quyền trên các website của hãng. Trong khi đó thì ở Ấn Độ, Google cũng vướng phải các rắc rối liên quan đến một số vấn đề nhạy cảm tôn giáo.
 
10. EU
 
EU đang chuẩn bị lên kế hoach kiểm tra Google do có những nghi ngờ rằng các thuật toán của hãng gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh. EU cũng đã từng có một cuộc điều tra tương tự với Microsoft và nó cũng tiêu tốn hang trăm triệu bảng của Microsoft.