Một trong những điểm nhấn tạo nên bức tranh toàn cảnh của cộng đồng internet trong năm 2011 vừa qua là sự ảnh hưởng ngày một sâu rộng của các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đến đời sống hàng ngày của con người. Rõ ràng là các mạng xã hội đã đóng vai trò không hề nhỏ trong việc kết nối các cư dân mạng trở thành bạn bè trên toàn thế giới.
Trong năm 2012, chắc chắn số lượng những sự thay đổi mà Facebook đem tới cho người sử dụng cũng sẽ không hề nhỏ. Tuy nhiên trước khi thay đổi, có lẽ Facebook cũng như người sử dụng nên ghi nhớ một vài điều được kể ra dưới đây, vì ở một mức độ nhất định, những điều này có tác động không nhỏ đến sự thành bại, hay thậm chí là cả vận mệnh của một mạng xã hội:
Mạng xã hội nào cũng cần có người sử dụng
Đối với Facebook, mạng xã hội được ví von như “quốc gia đông dân thứ 3 thế giới” (800 triệu thành viên, chỉ đứng sau dân số Trung Quốc và Ấn Độ) thì tầm quan trọng của người sử dụng dịch vụ lại cao hơn bao giờ hết. Vì thế, việc cho ra mắt tính năng hiển thị các post quảng cáo ngay trong news feed của người sử dụng cũng cần được cân nhắc một cách kỹ lưỡng.
Mạng xã hội này đã dấy lên một làn sóng phản đối từ chính người sử dụng của mình khi thông báo rằng kể từ tháng 1/2012, Facebook sẽ tự động “cài” thêm một số post mang nội dung quảng cáo (sponsored story) vào hệ thống news feed, bên cạnh những nội dung được bạn bè của người sử dụng dịch vụ update. Nhiều người cho rằng, một chức năng này đi vào hoạt động, news feed của họ sẽ trở thành nơi spam quảng cáo “thả cửa” của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Nếu chuyện đó xảy ra, thì Facebook sẽ thực sự mất điểm trong mắt người sử dụng.
IPO phải đi kèm với việc làm khách hàng hài lòng
Trong năm 2012, không loại trừ khả năng Facebook sẽ đón tiếp thành viên thứ 1 tỉ, vì thế mọi quyết định ở thời điểm này của Mark Zuckerberg cũng như ban lãnh đạo Facebook sẽ ảnh hưởng không chỉ đến họ cũng như người sử dụng, mà còn cả những cổ đông bỏ tiền đầu tư cho Facebook.
Cho tới thời điểm hiện tại, chúng ta có thể yên tâm vì ranh giới mà Facebook vẽ nên vẫn còn rất rõ ràng. Đó là ranh giới giữa một nền tảng dành cho quảng cáo, và một nền tảng mạng xã hội mà ở đó, người sử dụng có thể thoái mái làm những gì họ muốn.
Quyền riêng tư
Trong năm ngoái, Facebook đã không ít lần vướng vào những vụ rắc rối liên quan đến quyền riêng tư của khách hàng. Sự việc rắc rối đến mức Ủy ban Thương mại Mỹ đã phải buộc Facebook đồng ý một bản cam kết, rằng một tổ chức thứ 3 sẽ đứng ra kiểm tra vấn đề quyền riêng tư trong vòng 20 năm để đảm bảo “hàng trăm triệu khách hàng của Facebook được bảo đảm tốt nhất về sự riêng tư khi họ sử dụng dịch vụ.”
Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền riêng tư không phải là việc chỉ dành cho Facebook, mà còn của cả chúng ta, những người đang hàng ngày hàng giờ update thông tin của cá nhân lên Facebook. Vì vậy, trước khi đổ lỗi cho Facebook về vấn đề riêng tư, hãy chắc chắn rằng những bức ảnh cũng như thông tin của bạn không thể lọt vào tay của những kẻ lạ mặt, những “stalker” chính hiệu đang hàng ngày ẩn nấp trên mạng internet.
Sức mạnh của người sử dụng
Như đã nói ở phần đầu bài viết, người sử dụng là lực lượng quyết định sự thành bại của một mạng xã hội hay bất kỳ dịch vụ web nào khác. Trong quá khứ đã có quá nhiều gương mặt bị người sử dụng “quay gót”, từ đó dẫn đến sụp đổ như Hi5, FriendFeed hay đáng chú ý hơn cả là MySpace. Vì thế, muốn tồn tại, điều đầu tiên cũng như tối quan trọng mà một mạng xã hội phải làm là lắng nghe những góp ý của người sử dụng, từ đó điều chỉnh dịch vụ của mình cho phù hợp.
Về phần người sử dụng, thay vì than phiền về mạng xã hội mình đang sử dụng cũng như những tính năng tích hợp trong đó, hãy sử dụng chính tiếng nói của mình để mạng xã hội đó biết bạn cần những gì. Nếu bạn thấy một vài tính năng của Facebook không phù hợp với mình, thì chẳng có lý do gì bạn lại không góp ý cho đội ngũ phát triển cả. Dĩ nhiên là chúng ta không thể đòi hỏi những thay đổi phải được đáp ứng trong ngày một ngày hai, nhưng một khi người sử dụng dịch vụ đã lên tiếng, thì việc Facebook chiều lòng người sử dụng chỉ là vấn đề thời gian. Vì vậy, đừng ngại đóng góp ý kiến của mình.
Luôn sẵn sàng cho những đối thủ mới
Kết