Thân máy
Samsung 305U1A A01DE có lớp vỏ bóng bẩy khá là bắt mắt cùng thiết kế nhẹ nhàng nhỏ gọn tuy nhiên không mỏng lắm (do cục pin hơi to). Bên trong máy toát lên vẻ trang nhã với bàn phím chiclet đen trên nền ánh bạc của nhôm khối. Tuy nhiên màn hình của 305U1A có bộ khung không được chắc chắn lắm, dễ dàng bị biến dạng dưới tác dụng lực mạnh, khớp màn hình cũng yếu và góc mở tối đa chỉ khoảng 135 độ. Ngoài ra bạn cũng nên sắm một chiếc khăn lau mềm bởi vỏ máy rất dễ bị bám vân tay và cũng dễ bị xước.
Cấu hình
Processor: AMD E - Series E 450 1.65 GHz.
Mainboard: A50M.
Memory: 4096 MB, A-DATA 1 x 4096 MB PC3 - 10600 667 MHz.
Graphics adapter: AMD Radeon HD 6320 - 256 MB, Core: 508 MHz, Memory: 667 MHz, DDR3, Catalyst 11.12.
Display: 11.6 inch 16:9, 1366x768 pixel, SAMSUNG LTN116AT01000, glossy: no.
Harddisk: Hitachi HTS543232A7A384, 320GB 5400rpm.
Soundcard: Realtek ALC269 @ Intel Cougar Point PCH - High Definition Audio Controller.
Networking: Realtek PCIe GBE Family Controller 10/100/1000MBit, Broadcom 802.11n (abgn).
Webcam: 1.3MP 1280x1024.
Giá: 449 Euro.
Hệ điều hành: Microsoft Windows 7 Home Premium 64 Bit.
Bảo hành: 24 tháng.
Cổng giao tiếp
Phía trước: đầu đọc thẻ.
Bên trái: nguồn, LAN, USB 2.0, HDMI, lỗ âm thanh ra vào gộp.
Phía sau.
Bên phải: 2 x USB 2.0, VGA.
Samsung 305U1A A01DE được trang bị khá đầy đủ các cổng giao tiếp thông thường: 3 USB 2.0 cho các thiết bị lưu trữ bên ngoài hoặc thiết bị ngoại vi, VGA, HDMI kết nối tới máy in hoặc màn hình to khi cần thiết, cổng LAN RJ45 cho phép kết nối mạng có dây, tiết kiệm năng lượng khi lướt web ở nhà, không cần dùng wifi, đầu đọc thẻ SD, lỗ âm thanh ra vào có chút đặc biệt: 1 chân cắm cho cả ra lẫn vào.
Bàn phím và TouchPad
Bàn phím chiclet trên Samsung 305U1A A01DE khá là hoàn hảo. Nét chữ rõ ràng, các phím to, khoảng cách vừa phải, độ nảy của nút hợp lý đem lại cảm giác rất tuyệt vời khi gõ văn bản. Nếu như nhà sản xuất tạo thêm một chút đường cong để phím ôm ngón tay và bổ xung đèn led chiếu sáng thì bàn phím này sẽ thực sự là hoàn hảo.
TouchPad của 305U1A rộng rãi và có độ nhạy tốt, đem lại cảm giác thoải mái khi điều khiển con trỏ chuột. Bên cạnh đó, Samsung còn cho phép người dùng tuỳ biến một số tính năng cảm ứng đa điểm như chuyển cửa sổ làm việc, chạm 3 ngón là nút phát chuột… thông qua phần mềm đặc biệt có tên Smart Pad. 2 nút chuột khá tệ: cứng mà hành trình ngắn nên bấm rất khó chịu, ngoài ra còn kêu to mỗi khi được bấm.
Màn hình
Samsung 305U1A A01DE có màn hình 11,6 inch, độ phân giải cao 1366 x 768 pixel, ít thấy ở kích cỡ màn hình này. Điều này cho phép người sử dụng có nhiều không gian để làm việc hơn. Độ tương phản của màn hình này rất thấp, tuy nhiên độ sáng lại cực tốt. Không gian màu cũng khá hẹp, tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa với những người hay phải chỉnh sửa ảnh, không ảnh hưởng mấy tới các ứng văn phòng bình thường, xem phim và chơi game cũng tạm được.
Samsung đã dùng màn hình TFT mờ cho model này, do đó bạn có thể dễ dàng sử dụng nó ngoài trời, trong điều kiện ánh sáng mạnh mà không bị loá. Góc nhìn của màn hình này tạm ổn theo phương ngang nhưng khá hẹp theo chiều dọc. Cụ thể hơn, với phương ngang góc nhìn vào khoảng 45 độ còn chiều dọc thì chỉ 15 độ, bạn sẽ thấy biến màu rõ rệt khi nhìn từ trên xuống hoặc từ dưới lên.
Loa
Loa của Samsung 305U1A A01DE rất tệ, âm thanh mỏng, không hề có bass và rất bé, gần như không có thay đổi gì về âm lượng ngay cả khi bạn có kéo lên hết cỡ. Nhà sản xuất cho phép người dùng thay đổi âm thanh thông qua SoundAlive Effects, nhưng chương trình này không mấy hiệu quả đối với loa tích hợp. Khi kết nối tới loa ngoài hoặc headphone, bạn sẽ thấy phần mềm này thể hiện các hiệu ứng như phim ảnh, âm nhạc tốt hơn hẳn.
Hiệu năng
Bộ vi xử lý E 450 (2 x 1,65 GHz) trên Samsung 305U1A A01DE là dòng sản phẩm Bobcat APU (Accelerated Processing Unit) mới của AMD với công nghệ tăng tốc mới, TDP là 18 W và đặc biệt là được tích hợp nhân đồ hoạ Radeon HD 6320 hỗ trợ DirectX 11 cùng UVD3 để giải mã video độ phân giải cao (HD). Kết hợp với 4GB DDR3 bus 1336, Windows 7 cài trên 305U1A vận hành một cách mượt mà.
Qua chương trình benchmark CPU nổi tiếng là CinBench R10, E 450 đạt điểm số 1176 (1 nhân) và 2299 (2 nhân) – mạnh hơn các chip Atom nhưng yếu hơn dòng Core i. Chip đồ hoạ tích hợp Radeon HD 6320 đem lại hiệu năng vượt trội so với HD Graphics 3000 của Intel. Như vậy, nếu so với các laptop văn phòng sử dụng Core i3 và đồ hoạ tích hợp của Intel, Samsung 305U1A A01DE yếu hơn ở các tác vụ bình thường song lại mạnh hơn ở mảng đồ hoạ.
Các ứng dụng văn phòng, lướt web, nghe nhạc, xem phim có thể vận hành tốt trên model này. Ngoài ra bạn còn có thể chơi được một số game cũ như Left 4 Dead (2008) hay Anno (2007) với mức thiết lập thấp trên Samsung 305U1A A01DE.
HDD Hitachi 5400 rpm của laptop này có tốc độ đọc ghi trung bình là 72 MB/s, max là 88 MB/s – khá ổn, load tương đối nhanh hệ điều hành cũng như các chương trình.
Độ ồn
Samsung 305U1A A01DE là một chiếc laptop rất “kín tiếng”, bạn khó có thể nghe thấy tiếng động nào phát ra từ nó trong điều kiện sử dụng bình thường. Ngay cả khi full load, độ ồn phát ra cũng chỉ lên kịch ở mức 36 dB, không gây ảnh hưởng gì nhiều tới người sử dụng. Thậm chí model này còn có chế độ Silent Mode, xung của bộ vi xử lý sẽ bị giới hạn ở mức 800 MHz khi kích hoạt. Thực sự thì đây là một tính năng thừa bởi 305U1A bình thường vốn đã rất êm rồi, hầu hết mọi người đều tắt tuỳ chọn này khi sử dụng máy.
Nhiệt độ
Thực sự thì laptop này khá là ấm áp. Trong điều kiện nhiệt độ phòng 19 độ C, khi ở trạng thái nghỉ thì 305U1A đã có vùng lên tới 39,1 độ C, khi full load có chỗ đạt 55,1 độ C. Vùng để tay nhiệt độ không quá cao, luôn dưới 30 độ C, tuy nhiên TouchPad thì khá nóng, có lẽ người dùng sẽ cảm thấy khó chịu bởi nhiệt độ lên tới 38,1 độ C.
Thời lượng pin
Thời lượng pin của Samsung 305U1A A01DE thuộc dạng khủng, bạn có thể lướt web qua wifi trong vòng 8 tiếng rưỡi liên tục, nếu tắt kết nối không dây và chỉ chạy ứng dụng nhẹ thì thời gian sử dụng lên tới 10 tiếng 44 phút, với tình trạng full load thì khoảng hơn 3 tiếng. Đặc biệt là độ sáng màn hình không ảnh hưởng nhiều tới thời lượng pin, bạn có thể thoải mái chỉnh cho phù hợp mà không lo sợ hết pin sớm.
Để có được thời gian sử dụng cả buổi làm việc 8 tiếng đồng hồ, Samsung 305U1A A01DE đòi hỏi người dùng phải dành cho nó một khoảng thời gian khá lâu là 4 tiếng để chuẩn bị (sạc đầy pin).
Tổng kết
Samsung 305U1A A01DE là một chiếc laptop nhỏ gọn dễ mang đi mang lại, có hiệu năng vừa phải, giá không cao, thời lượng pin lâu rất phù hợp với dân văn phòng và đặc biệt là giới sinh viên có nhu cầu sử dụng đa dạng, cần tính cơ động cao.
Ưu điểm:
- Nhỏ gọn dễ mang vác.
- Bàn phím tốt.
- Không ồn ào.
- Pin rất khoẻ.
Nhược điểm:
- Vỏ máy hơi ọp ẹp, dễ bị bám vân tay.
- Loa rất tệ.
- Hơi nóng.
|