Đánh giá laptop

Đánh giá chi tiết Asus P53E-SO102X

Đánh giá chi tiết Asus P53E-SO102X

Khi một thiết bị được gắn tên gọi tắt là “Pro” thì mọi người sẽ hiểu rằng nó là một thiết bị dành cho doanh nhân với thời lượng pin dài, vỏ bền cùng với sự phong phú về bề ngoài, màn hình sáng và không bóng thích hợp cho nhu cầu sử dụng ngoài trời và dĩ nhiên nó sở hữu một hiệu năng xử lý cao.

Asus muốn kết thúc sự suy diễn này bằng việc ra mắt sản phẩm Pro P53E-SO102X ( có giá khoảng 450 Euro ). CPU Core i3-2330M cùng với 2GB RAM và đồ họa tích hợp. Kể cả dòng sản phẩm cao cấp với giá 600 Euro cũng chỉ có CPU Core i5 và 4GB RAM.

Có phải chiếc Asus này chỉ đủ để phục vụ mục đích cho dân văn phòng hay không thì hãy dạo qua một lượt với chúng tôi trong bài đánh giá này.

Thiết kế

Thiết kế của Asus Pro P53E thật sự không có lý do gì để phàn nàn cả. Lần lượt các bề mặt sáng lộng lẫy bên trong đã tạo nên một sản phẩm ấn tượng. Mặc dù với cấu trúc máy khá ổn định nhưng chúng tôi không thể nói rằng nó thuộc dòng sản phẩm cao cấp. Bề mặt được phủ nhôm là một sự nỗ lực vô ích để bắt chước sản phẩm cao cấp.

 

Chiếc laptop 15.6 inch này được coi đối thủ đáng gờm với trọng lượng khoản 2.593kg cùng với 0.223kg bộ sạc, các thiết bị văn phòng gọn nhẹ giống kích cỡ cũng chỉ khoảng 2.3-2.4kg mà thôi. Phần lớn khách hàng không phàn nàn gì về trọng lượng.

 

Góc lớn nhất mà màn hình chiếc P53E này có thể mở ra là khoảng 150 độ, đó là góc lý tưởng cho việc sử dụng một chiếc laptop và chỉ cần 1 tay là bạn đã có thể mở được nắp màn hình của máy lên.

Phần để tay và touchpad được thiết kế vững chắc và đẹp nhưng nó lại không được làm từ nhôm. Asus đã thiết kế bộ phận tản nhiệt ở vị trí khác đối với 2 phần này và cho phép không khí có thể lưu thông trong khu vực này ( công nghệ IceCool). Ổ cứng 2.5 inch và 2 GB DDRAM3 được bố trí thấp nhất ở phần bao bọc lớn nhất ở dưới đáy.

Kết nối.

Chủ yếu các cổng kết nối đều nằm ở bên trái khung máy. Chúng tôi tìm thấy 1 cổng VGA ( D-sub), 1 cổng USB, 1 cổng Ethernet, 2 đầu cắm audio và một cổng HDMI ở bên cạnh khe căm nguồn. Card reader được thiết kế ở phần trước thân máy.

 

Trái: AC, Ethernet, cổng VGA và HDMI, USB 2.0

 

Phải: 2 jack audio, 2 cổng USB 2.0, DVD.

 

Trước: cổng SD/MMC/MS/MS Pro card reader

 

 

Sau: Pin

 

Chúng tôi tưởng tượng rằng khi mà chiếc laptop này được đủ loại dây rợ kết nối vào thì thật khó cho người dùng thuận tay trái vì hầu như tất cả các cổng kết nối đều nằm ở đây, vì vậy mà chúng tôi hy vọng rằng hãng Asus sẽ sớm có những thay đổi về mặt thẩm mỹ cho dòng sản phẩm này.

Giao tiếp

Asus đã rút gọn nhiều trong phiên bản này và cũng không thiết lập wireless vào cùng với Bluetooth. Chiếc P53SJ cũng cùng hoàn cảnh như vậy. Card Atheros AR9285 đã bổ sung điều khiển Atheros AR8151 PCI-E Gigabit.

Bảo mật

Trong khi những chiếc ProBook của HP và một phần Thinkpad của Lenovo cung cấp TPM ( trusted Platform Module ) thì các sản phẩm giá rẻ của Asus cần phải tồn tại mà không có TPM. Đặc điểm này không phù hợp với những cá nhân hay là những công ty nhỏ. Quan trọng hơn ở đây là LoJack, BIOS Boot Password, HDD password và Anti-Thief của Intel. Khi hoạt động BIOS thì touchpad có thể sử dụng một cách thuận tiện nhưng tất cả các cổng ( USB, Card reader ) và các thiết bị ( Camera, audio, network, DVD ) có thể bị khiến cho không hoạt động được dưới sự bảo mật.

Phần mềm và phụ kiện

Hãng Asus chỉ cho kèm đĩa phần mềm CD hoặc đĩa driver và người dùng phải tự làm các công việc như ghi dữ liệu phục hồi cho Windows thông qua AI Recovery. Ít nhất thì hệ thống cũng chỉ ra cách làm cho người dùng không chuyên. Smartlogon được kích hoạt để truy cập vào máy thông qua hệ thống bảo mật nhận diện khuôn mặt và Software Manager để quản lý các phần mềm , chương trình và các update của chúng.

Bảo hành

Thông thường thì chế độ bảo hành kéo dài trong 2 năm và có thể được nâng lên 3 năm nều người dùng chịu chi thêm từ 70-80 Euro

Bàn phím

Các phím được thiết kế khá tốt. Âm do bàn phím gây nên khá nhẹ và khó nghe thấy tiếng ồn. Bề mặt bàn phím được thiết kế khá chắc chắn.

 

 

 

Bàn phím số là một bộ phận tối quan trọng của dân văn phòng tuy nhiên phần phím có vẻ khá hẹp so với các sản phẩm khác nhưng được thiết kế với sự sắp xếp chuẩn giống bàn phím máy để bàn, phím Enter được đặt cùng với phím nóng đến máy tính ( calculator). Khá tiếc rằng phím điều hướng được thiết kế khá nhỏ trong khi chiếc laptop này là dòng 15.6 inch.

Touchpad

 

Bản touchpad được thiết kế khả rộng khiến thao tác dễ dàng hơn cùng với driver Synaptics Pad V7.5, ngón tay có thể di chuyển nhanh, thoải mái trên bề mặt touchpad. Chế độ multitouch xác nhận được 2 ngón tay điều khiển như cuộn trang hay phóng to, thu nhỏ. 2 phím nhấn ở touchpad khá nhẹ nhưng khi dùng nhiều thì chúng sẽ gây ra tiếng ồn.

Màn hình

Asus thiết kế một màn hình 15.6 inch WXGA với độ phân giải thông thường 1366x768 p. Độ tương phản của máy là 173:1 được coi là tương đối thấp tuy nhiên lại là chỉ số bình thường cho người dùng văn phòng. Chúng tôi đã thử với độ sáng 0.96 cd/m2 của mày đen bóng, do độ tương phản thấp nên đã ảnh hướng đến hiệu ứng của màu sắc, màu đen không đen sâu mà luôn luôn hơi xam xám. Màu sắc nhìn không sinh động và sáng mà lại yếu và tương đối nhạt.

 

Như được kỳ vọng ở chiếc laptop trong tầm giá thấp thì vùng được nhìn thấy của AdobeRGB và sRGB khá thấp. Không có sự so sánh nào giữa màu sắc hình ảnh của màn hình P53E và màn hình của một laptop doanh nhân tốt khác như Sony Vaio SE1Z9EB. Chính chiếc laptop này cũng thất bại trong sRGB nhưng nó lại có độ tương phản cao hơn và một độ phân giải FHD.

 

ICC Asus P53E vs AdobeRGB

 

ICC Asus P53E vs sRGB

 

 

Asus P53E vs Sony Vaio SE1Z9EB(t)

 

Chiếc laptop này phục vụ công việc ngoài trời cũng rất thoải mái. Mặc dù không có sự phản xạ ánh sáng khó chịu nhưng khi để ở độ sáng thấp thì thỉnh thoảng dẫn đến việc khó khăn trong việc nhìn rõ ràng dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

 

 

 

Màu sắc và độ sáng sẽ bị sai lệch khi để góc màn hình hẹp ( khoảng 40 độ) theo chiều ngang. Đối với chiều dọc thì chỉ cần 10 độ là đã đủ cho sự sai lệch xảy ra. Laptop góc ngang rộng tuy nhiên thì rất phù hợp với dân văn phòng.

 

Hiệu năng

Mặc dù được trang bị vi xử lý thế hệ thứ 2 Core i3-2330M ( 2x 2.2GHz) nhưng lại không thể dùng Turbo Boost giống Core i5 hay i7 được. Tuy nhiên ít nhất nó cũng được trợ giúp bởi Hyper Threading. CPU này tiêu thụ 35 watt/h và 10 watt/h là con số mà card màn hình onboard Intel HD Graphics 3000 và bộ điều khiển DDRAM3 tiêu thụ.

Chiếc P53E này có thể được nâng cấp dùng chip Core i3-2350M hay i5-2430M với 4GB RAM. Vì thế mà trong cuộc thử nghiệm máy chúng tôi kiểm tra với cấu hình thấp nhất.

 

 

 

Vi xử lý

Liệu người dùng sẽ thỏa mãn với bộ vi xử lý Core i3-2330M hay sẽ đầu tư thêm 50 Euro nữa để có Core i5? Chúng tôi đã so sánh hiệu năng xử lý thực trên Cinebench R11.5 thì Benchmark đã ghi lại rằng Core i3 đạt 2.12 điểm còn i5-2430M cho 2.7 điểm tốt nhất còn với i3-2350M thì không có sự đánh giá nào.

Sự khác nhau lớn nhất trong việc xử lý trên một lõi, trong khi core i5 được hưởng lợi ích từ Turbo Boost. Core i3 chỉ đạt 3629 điểm trong Cinebench R10 ( lõi đơn) còn 2430M lại đạt đến 4800 điểm. Nếu như một chút cho việc hiệu năng cao hơn là quan trọng đối với người sử dụng thì khoản chi nho nhỏ để nâng cấp là đáng đồng tiền bát gạo.

 

 

Chế độ Idle, Quiet Office.

 

 

Chế độ High Performance.

 

Hệ thống

PCMark Vantage đưa ra số liệu 4810 điểm, đó là con số rõ ràng là thấp hơn so với hệ thống i5-2430M như Dell Inspiron 14z hay Fujitsu LifeBook E751 Vpro/UMTS với 6800 điểm ( cao hơn khoảng 41%). Chúng cũng chỉ được trang bị cùng với HD 3000 và ổ cứng HDD không phải SSD.

3Dmark2006 dành cho việc đánh giá sự thích hợp với game cho ra kết quả là 2855 điểm. Thật sự con số này không là gì so với con số 7500 của Nvidia Geforce GT540M. Đối với hệ thống i5-2430M cũng chỉ tăng một chút nhưng vẫn ở mức thấp. con số này ở Dell Inspiron 14z là 3965 cao hơn 39% so với của Intel HD. Bảng dưới đây HD Graphics 3000 cho thấy nó tương thích với game ở mức độ nào.

 

Bộ nhớ

Ổ cứng 320GB tốc độ 5400rpm cũng đủ để thực hiện tốt việc trao đổi dữ liệu. Theo số liệu trên HDTune thì tốc độ đọc là 70MB/s.

CDM ( CrystalDiskMark 3.0) đạt 87MB/s. Tốc độ này được cho là nằm trong top đầu về tốc độ lưu truyển dữ liệu của ổ HDD 5400rpm ( hay tầm trung của dòng 7200rpm). Chi tiết được thể hiện trong bảng dưới:

 

 HDTune

 

 

CDM

Độ ồn

Chiếc Asus Pro P53E chạy khá ổn định và ít khiến cho người dùng phải phàn nàn về độ ồn mặc dù quạt tản nhiệt chạy với độ ồn khoảng 32.6 dB nhưng không bao giờ tăng quá 34.6 dB khi dùng với mục đích văn phòng chạy ít chương trình. Chế độ Quiet Office thật không may mắn là nó không hoàn toàn khiến quạt chạy nhẹ nhàng hơn. Chiếc laptop 15.6 inch này không gây tiếng ồn quá lớn khi chạy kể cả khi thử nghiệm với mức độ nặng nề nhất. Tiếng ồn chỉ tăng tối đa đến 39.4 dB và quay vòng lại một cách phù hợp.

 

Nhiệt độ

Mặc dù bạn sử dụng P53E vào công việc gì thì thân máy luôn giữ được nhiệt độ ổn định, khá mát. Nhiệt độ chỉ thay đổi khi máy chạy với hiệu suất lớn nhất. Sau 2 giờ thử nghiệm với hiệu năng lớn nhất thì nhiệt độ thân máy chỉ khoảng 290 C. Phần để tay không vượt quá 280 C. Đây là sản phẩm được thiết kế dưới công nghệ Ice Cool của nhà sản xuất đã giới thiệu trước đây. Các thiết bị tiêu thụ và tản nhiệt nhiều được đặt xa chỗ để tay và không khi có thể được lưu thông ở phía trước máy.

Loa

Loa được bố trí ở đâu trong thân máy thì theo như cảm nhận chúng tôi nhận thấy rằng âm thanh phát ra ở 2 bên nửa trái và phải của bàn phím. Nhìn chung thì âm thanh được nhấn mạnh ở các phần trung tâm thân máy nhưng nổi bất một chút cùng với âm Bass và thiếu các âm cao khác nhau.

Chúng tôi rất hứng thú với công cụ Sonic Focus, nó khiến âm thanh trở nên dễ nghe hơn, hiệu ứng âm xung quanh và bass rõ ràng chỉ bằng 3 điều khiển đơn giản.

Điện năng tiêu thụ

Ở chế độ làm việc yên tĩnh Quiet Office thì điện năng tiêu thụ chỉ khoảng 10.2 watt/h còn thực tế trung bình nó tiêu thụ khoảng 13.6 watt/h ở chế độ Balance, khi dùng với hiệu năng lớn nhất thì P53E ngốn tầm 42.5 watt/h.

 

Thời lượng pin

Khá ân tượng rằng thời lượng pin của chiếc laptop 15.6 inch này đạt trung bình khoảng 4 tiếng ( 56watt/h). Kiểm tra chạy với WLAN thì được 4:12 tiếng; chạy film DVD được 4:05 tiếng. Độ sáng của TFT được đặt là 130cd/m2 ( chế độ cao thứ 2). Thời gian máy không chạy ứng dụng, các kết nối wifi được tắt cùng với độ sáng màn hình để thấp thì sẽ gấp đôi thời gian sử dụng khi lượt web WLAN.

Dell Inspiron 14z đáng để so sánh với chiếc P53E phiên bản Core i5, nó có thể điều chỉnh kéo dài thời gian dùng pin lên đến 7 tiếng trong điều kiện sử dụng WLAN với 65 watt/h ( idle: 10 tiếng).

 

Kết luận



Tại sao phải mua những chiếc máy đắt tiền như Thinkpad hay HP ProBook khi mà một chiếc Asus như vậy có thể làm được công việc tương tự. Người dùng không để ý nhiều đến các hãng truyền thống mà doanh nhân hướng tới mà đơn thuần chi muốn một chiếc laptop phục vụ công việc cùng với thời lượng pin cao như chiếc P53E này. Nhà sản xuất chú trọng vào các điểm cơ bản: thân máy to nhưng chắc chắn. TFT có độ sáng dưới mức trung bình nhưng ít nhất không bị nhòe nhoẹt. Hiệu năng của Core i3 khá phù hợp nhưng do máy không được trang bị card đồ họa rời như một công cụ không thể thiếu cho các dòng game phổ biến. Hệ thống hơi ồn, nhiệt độ ổn định và khá mát.