Nhịp sống số

Cuộc sống bất tử - Phát minh sẽ dẫn đến sự tuyệt diệt của loài người?

Từ xưa đến nay, có một cuộc sống trường thọ luôn là mơ ước của nhân loại. Không hiếm trường hợp các bậc đế vương trong lịch sử hao công, tốn của thậm chí dẫn đến cả những hậu quả nghiêm trọng đến đất nước. Hiện nay, dù cho khoa học có rất nhiều tiến bộ nhưng cái đích cuộc sống bất tử có lẽ, còn rất rất xa con người hay bất cứ ai mới có thể đạt được điều kỳ diệu này. Mơ ước của nhân loại, những thật sự, sự bất tử có đồng nghĩa với điều kỳ diệu. Thậm chí, sự bất tử của con người, có thể, hay nhiều khả năng kéo theo sự diệt chủng của loài người và cả hành tinh này.
 
Cuộc sống bất tử, đích nhắm của nhiều người
 
Từ xa xưa, con người đã có ước muốn bất tử hay tồn tại cùng trời đất này mãi mãi. Mong muốn này thể hiện qua các câu truyện cổ tích, các bài hát, hình ảnh những nhân vật thần thánh... Dù ở bất cứ nền văn hóa cổ đại nào, chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm ra một câu truyện dạng: 1 người làm việc tốt nên được thưởng một viên thuốc bất tử/ trở thành thiên thần để bất tử... Đại ý, cuộc sống bất tử luôn là điều mà một người tốt/ vĩ đại được hưởng thụ.
 

 
Trong lịch sử cổ đại, trường hợp đổ nhiều công sức đi tìm sự bất tử và cũng nổi tiếng nhất với chúng ta là trường hợp của hoàng đế Tần Thủy Hoàng - người đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Bên cạnh những hào quang trong cuộc đời của mình, một trong những vết đen lớn nhất Tần Thủy Hoàng là ông vua này tìm mọi cách, sử dụng mọi nguồn lực để tìm ra phương pháp sống mãi mãi. Rút cục, quá trình tìm kiếm thất bại, Tần Thủy Hoàng qua đời ở tuổi 56. Theo một số truyền thuyết, quá trình tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão của Tần Thủy Hoàng rút cục lại tìm ra cách chế tạo thuốc nổ.
 
Ở thế giới hiện đại, các nhà khoa học theo đuổi mục tiêu trường sinh bất một cách từ tốn hơn. Thông qua công nghệ gen, các loại thuốc, họ tìm cách kéo dài tuổi thọ của con người. Một trong những phát hiện gần đây nhất là một loại vi khuẩn của khả năng kéo dài tuổi thọ gấp đôi. Có lẽ, còn rất rất lâu nữa con người mới có thể trở nên bất tử.
 
Nhưng, nếu nó xảy ra, liệu có phải là một điều hay?
 
Nghe có vẻ hấp dẫn, một cuộc sống bất tử nghĩa là mỗi con người có nhiều, rất nhiều thời gian để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm và sự cống hiến của bản thân, đồng thời, cũng kéo theo việc chúng ta có nhiều thời gian đóng góp hơn cho xã hội. Nhưng, cuộc sống bất tử sẽ giống như một điều hủy diệt hơn là sự thần kỳ với nhân loại.
 

 
Tài nguyên và chỗ ở
 
Thế giới đang có 7 tỷ người, tỷ lệ sinh mỗi năm khoảng 2% tức là tính trung bình, mỗi năm chúng ta đón nhận thêm khoảng 140 triệu người mới. Trong khi đó, tỷ lệ tử hiện này là khoảng 0,9%. Và tỷ lệ tăng dân số khoảng hơn 1% mỗi năm này đã là điều cực kỳ đáng lo với lượng tài nguyên và khả năng đáp ứng của trái đất. Nếu như công nghệ bất tử ra đời và "may mắn" hơn, có thể áp dụng rộng rãi, điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ tử sẽ giảm dần và tỷ lệ tăng dân số, do đó sẽ tăng lên rất nhanh và ngày trái đất không còn đủ chỗ cho nhân loại sẽ đến gần hơn. Con người, để đáp ứng cho nhu cầu của mình sẽ nhanh chóng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguồn và nhanh chóng đưa tất cả đến chỗ hủy diệt. Bên cạnh đó, khả năng cung cấp chỗ ở của trái đất là có giới hạn.
 
Cơ cấu dân số
 
Phát triển thành công công nghệ bất tử đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ dân số già và thay đổi cơ cấu dân số. Cơ cấu dân số già đồng nghĩa với tỷ lệ lực lượng lao động ít đi. Điều này khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ không được đáp ứng. Thật ra, những ảnh hưởng và hệ lụy xấu từ cơ cấu dân số quá già đã xuất hiện và có thể nhìn thấy rõ ở một số nước, như Nhật Bản chẳng hạn.
 

 
Phát triển
 
Hai yếu tố trên, quan trọng nhưng con người hoàn toàn có khả năng làm chủ (với những công nghệ sẽ được phát triển trong tương lai). Tuy nhiên, khi mà công nghệ bất tử ra đời, đồng nghĩa với việc con người, xã hội của chúng ta sẽ ngừng phát triển, ngừng thay đổi và thế giới là như vậy, không phát triển nghĩa là hủy diệt.
 
Con người không chết đi, đồng nghĩa với việc xã hội ngày càng ít thay đổi do lượng "người mới' càng ngày càng ít trong khi những "người cũ" với những tư tưởng cũ, với kinh nghiệm và vị trí của mình, đương nhiên, khó có thể để những người trẻ hơn nắm quyền lực và những cải tiến, phát triển của thế hệ mới sẽ bị thế hệ cũ, với những tư tưởng và suy nghĩ của mình, ngăn cản.
 
Nói thì khó hiểu, nhưng hãy tưởng tượng xem nếu như Mozart còn sống đến ngày nay chẳng hạn, với tài năng của ông cộng thêm việc thế hệ thế kỷ 17, vốn thích thể loại nhạc giao hưởng, còn sống đến ngày hôm nay thì còn đâu chỗ cho những thể loại nhạc mới phát triển? Tất nhiên, ở đây tôi không đề cập đến việc pop hay hiphop hay hay dở hơn nhạc giao hưởng, những đó là thay đổi của xã hội.
 

 
Tại bài phát biểu, có thể nói là ấn tượng nhất của mình, Steve Jobs đã nói "Cái chết là phát minh vĩ đại nhất của cuộc sống". Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này, chỉ khi còn cái chết, sự sống mới có thể tiếp diễn. Chỉ khi có cái chết, những thế hệ mới mới có quyền, có điều kiện được xây dựng, phát triển những cái mới, những thứ tốt đẹp hơn. Chỉ có cái chết, mới giúp cho tuổi trẻ được quyền sáng tạo, được phát triển và tạo ra những điều kỳ diệu. Không có cái chết, đơn thuần, đó là sự chấm dứt.
 
Đó là xét về cuộc sống. Còn về mặt sinh học, cuộc sống bất tử của con người, nhiều khả năng, sẽ khiến cho loài người trở thành giống loài yếu nhất thế giới.
 

 
Bất tử, đồng nghĩa với không ai (hoặc rất ít) phải chết. Đồng nghĩa với việc những cá thể người đó mãi mãi tồn tại và những cá thể mới ít được ra đời nên. Nếu quá trình này là tuyệt đối, sự tiến hóa của loài người chấm dứt. Điều này, tức là con người sẽ trở thành loài sinh vật duy nhất trên địa cầu, dậm chân tại chỗ trong quá trình tiến hóa. Chưa nói đến việc các loài khác có thể tiến hóa theo kip con người, chỉ riêng với đối mặt với các virus, bệnh tật và các loài sống ký sinh đã đủ khiến con người bước vào ngưỡng cửa của sự tận diệt.