Đĩa DVD thường được sử dụng cho các hãng sản xuất phần mềm và một thời ưa chuộng bởi các vọc sĩ máy tính làm ra các đĩa DVD multiboot. Nhưng rồi những khám phá mới về multiboot DVD trong USB hay HDD làm cho đĩa DVD trở nên lạc hậu so với 2 công cụ sau này.
Vậy thì việc làm multiboot được trong USB có những ưu điểm nào hơn DVD mà khiến nó được ưa chuộng hơn? Trước tiên, với cây viết USB bạn có
thể xoá và writable lại (ghi thêm được) trái hẵn với đĩa DVD là chỉ đọc được(read only), ghi một lần duy nhất, nhưng lại không xoá, thêm vào gì được nữa.
Dù là đĩa DVDRW có xoá, ghi lại được nhưng bạn phải xoá hết, ghi lại toàn bộ (full) chứ không thể nào bổ sung riêng rẻ một vài thành phần nào trong ấy được cả. Viêc lưu trữ các đĩa DVD ngoài việc phải làm nhản đĩa để phân biệt với nhau còn phải để nguyên từng cái vào những hộp riêng mới tránh được trầy xướt. Một khi đĩa DVDDVDRW nào bị trầy là hết đọc được gì và đĩa ấy coi như phải vứt đi.
Trái lại, cây viết USB ngoài giá cả giờ đã quá hạ không đầy 200 ngàn có ngay một USB 8GB ghi nhiều thứ ISO và cài đặt thêm được nhiều hệ điều hành. Nếu có bất cứ thay đổi nào trong file ISO như Hiren bạn chỉ cần thay đường dẫn và một ISO khác(cập nhật phiên bản mới nhất) nhanh và thật dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hơn nữa việc cài Windows XP trước đây còn quá khó trong USB do cần phải reboot máy lại vài lần nhưng giờ đây nhiều chuyên gia vọc sĩ tìm cách cho USB reboot lại vài lần, vẫn được nên việc cài Windows XP không còn gì khó khăn với cây viết USB nữa.
Sau đây, là 2 phương cách dễ dàng nhất, làm được multiboot đa dụng trong USB và multiboot ISO trong ổ cứng HDD.
I) Multiboot đa dạng trong USB: Giờ chuyện làm ra multiboot vừa dùng cài nhiều hệ điều hành và cả các ISO chung trong một USB thật dễ dàng nhờ một công cụ tuyệt vời làm sẵn là WinSetupFromUSB 023. Tìm ra được link tải về khá dễ, chỉ cần đánh tên phần mềm này trong Google search sẽ tìm ra thôi.
1) Click đôi vào file WinSetupFromUSB_0-2-3.exe để cài vào ổ C trong máy tính.
2) Chạy file WinSetupFromUSB_0-2-3.exe từ nơi cài đặt hay ở biểu tượng của nó đã lưu trên desktop. Mở ra cửa sổ chung WinSetupFromUSB_0-2-3; cắm cây viết USB vào ổ USB máy tính. Nó sẽ nhận ra ngay ở dòng thứ hai với tên và kích thước. Có thể ấn vào nút refresh để nhận ra cây viết USB đã gắn trong ỗ.
3) Nếu cây viết USB này chưa format và cần format lại để làm ra USB multiboot, bạn cần ấn vào nút RM Prep USB nằm ở dưới dòng Format USB disk và chọn đánh dấu các nút kiểm. Ấn tiếp vào nút Prepare drive và khi nào làm xong, ấn nút exit để trở ra giao diện chính.
4) Muốn có phần cài dặt WỉnXPSP3 trong USB này. Trích xuất toàn bộ file ISO của đĩa CD WỉnXPSP3 vào nơi tạm nào đó trong ổ cứng, như là E:WỉnXPSP3. Dùng nút browse ở cửa sổ nhỏ ở dòng dầu và chỉ đền nơi lưu thư mục cài đặt XP mà bạn mới vừa bung ra.
5) Muốn có thêm Win 7 cài đật sẵn trong USB: bạn cũng làm y như WinXP là bung toàn bộ file ISO cùa DVD Win7 vào một thư mục tạm trong ổ cứng như là E:Win7SP1.Sau đó, dưới dòng Vista/7/Setup/PE/Recovery ISO, đánh dấu nút kiểm rồi ấn vào nút 3 chấm để chỉ đến nơi nào đã lưu toàn bộ thư mục cài đặt Win 7SP1
6) Muốn có thêm bất cứ ISO boot được trong USB này, bạn cứ chọn vào cửa sổ nhỏ nằm dưới dòng PartedMagic v >3.0 /OtherISO. Đánh dấu vào nút kiểm rồi ấn tiếp nút 3 chấm và tìm ra đã nơi lưu file ISO mà bạn muốn cho nó boot chung với thư mục cài cài đặtWinXP/7(chúng đều sẽ có dòng chọn riêng trong menu chung của USB multiboot này.
6) Các dòng khác ít dùng hơn nhưng khi cần vẫn có ngay, là làm ra CD Syslinux hay Winbuilder, USCD4Win.
7) Chọn tất cả xong xuôi, ấn tiếp vào nút Nut Go và chờ nó làm khoảng vài chục phút nếu có 2 phần cài đặt WinXP và cả win 7. Nhìn trên dòng trạng thái sẽ cho biết khi nào nó làm xong(bạn sẽ thấy cửa số mới done, ấn tiếp vào nút Exit để thoát khỏi chương trình.
8) Giờ bạn đã có USB multiboot với menu chung để chọn lưa boot vào cái nào tuỳ ý mình, thật đơn giản và quá dễ làm phải không các bạn.
9) Winsetup 0.23 này làm ra multiboot với menu chọn bằng cách tạo sẵn dòng lệnh làm sẵn GrubDOS qua một menu.lst. Điều này chắc chắn hoàn toàn không tự mình dễ làm ra từng dòng lệnh boot này bằng GrubDOS cài vào USB.
10) Khi nào có thay đổi phiên bản như Hiren từ 13.2 lên 14 rồi 15, bạn chỉ cần mở menu.lst bằng notepad trong USB, thay đổi tên file ISO mới của Hiren và save lại file menu.lst này.
II) Làm ra multiboot ISO trong ổ cứng ra sao: Nếu làm ra multiboot ISO quá dễ trong USB với công cụ WinsetupUSB 023 nhưng làm boot được các file ISO trong ổ cứng không hề đơn giản chút nào nếu bạn không biết thêm công cụ đặc sắc nữa là Easyboot BCD 202.
1)Tải phần mềm này 2.02 từ link sau;http://www.mediafire.com/?6c8abahnvbaah03
2) Lưu ý quan trọng này, bạn không nên dùng phiên bản mới nhất nếu không có nút kiểm để chọn là add portable entry như của phiên bản 2.02. Ở ngay trang chủ của EasyBCD có phiên bản mới 21 nhưng bạn dùng sẽ thất bại vì cái mới nhất này lại không có nút kiểm add portable entry như bản 202 cũ hơn.
3) Copy trước một vài ứng dụng nào đó,có dạng ISO nào bạn muốn chạy trong HDD, và chọn được trong menu boot trong Win 7 như là Hiren boot 13.2.ISO, Win7pe_LF.ISO ,Partition Wizard 60.ISO.
4) Cài vào ổ C đã có Win 7 ứng dụng EasyBCD 202 và mở chương trình này ra .
5) Ấn vào nút Add new entry bên trái và tìm đến cửa sổ dưới Portable external media. Ấn vào nút ISO boot.
6) Name: đặt tên cho ISO nào bạn muốn chọn boot trong menu boot Win 7. Theo hình vẽ đã chọn là Win7LF chẳng hạn.
7) Dòng kế tiếp là Mode: bạn có thể chọn vào load from memory hay boot from disk (có laptop chọn load from memory, có cái khác, bạn lại phải chọn from disk, mới boot chạy thành công. Lý do tại sao vậy? Đúng là khó hiểu nhưng sao boot được thành công ISO này trong ổ cứng là điều quá tuyệt.
8) Dòng kế là Path: ấn nút 3 chấm tìm ra nơi đã lưu file Win7pe_LF.ISO trong ổ C.
9) Nhớ ấn vào nút kiểm: Force portable entry và sau cùng ấn nút Add entry
10) Khi nào dòng dưới cùng báo câu add entry sucessfully, là bạn mới an tâm.
11 ) Dù sao bạn cũng nên vào lại nút trên bên trái là Edit boot entry coi entry mới có hiện diện trong menu chung của menu boot Win 7 chưa. Ấn phía dưới cùng,
nút save settings, thế là xong.
12) Khởi động Win 7 lại, bạn coi thử menu boot lại giờ có thêm dòng chọn mới và thử boot ISO này có báo lỗi gì không. Nếu vẫn nằm yên, không sao boot được bạn cần làm lại và coi có sai ở điểm nào không. Thử chọn vào load from disk thay vì load from memory và xem lại kết quả thế nào.
Chứ tôi thì đã thành công mỹ mãn, làm được boot 3 ISO cùng lúc ở menu Win 7 trong ổ cứng và coi như giờ này, không cần đến USB hay CD cứu hộ máy tính nữa:
Hiren boot 13.2, Win7pe_LF và PHW 60. Hy vọng các bạn sẽ làm thành công với bất cứ ISO nào có kích thước vừa phải và xin đừng thử ISO trên 2-3 GB như cài Win 7 thì không thể chạy được đâu nhé.