Dự luật này mang tên “Luật sửa chữa công bằng” nhằm mục đích yêu cầu các nhà sản xuất, bán thiết bị tại bang New York phải cung cấp thông tin chuẩn đoán và sửa chữa linh kiện hoặc thiết bị điện tử. Khi đó, nhiều công ty khác nhau đã có thể trở thành đơn vị ủy quyền của Apple nhằm bán linh kiện thay thế và công cụ sửa chữa cho hầu hết khách hàng. Apple không được dùng phần mềm nhằm giới hạn việc sửa chữa, đồng thời cần có trách nhiệm đưa ra phương thức sửa chữa thiết bị di động cho khách hàng.
Ảnh minh hoạ.
Không chỉ mỗi Apple, Verizon, Toyota, Johnson & Johnson đang cùng nhau ngăn chặn dự luật này. New York chính là bang đầu tiên, Apple công khai vận động hành lang chống lại dự luật này khi hãng vốn có một động lực lớn lao về tài chính nhờ khách hàng mua gói bảo hiểm AppleCare+ cùng với MacBook và iPhone. Trong năm vừa qua, Apple kiếm được 7.04 tỷ USD từ mảng dịch vụ. Một số nguồn tin cũng cho rằng, Apple và các công ty lớn bỏ ra hơn 366.634 USD để chống lại dự luật này trong năm 2017.
Các cửa hàng, tiệm sửa chữa cũng như những người có kinh nghiệm về thiết bị di động thường sẽ không chọn cách mua linh kiện giá cao từ Apple. Thay vào đó, hầu hết mọi người chọn những linh kiện có giá trị thấp hơn để thay thế. Trước đây, Apple đã từng có tham vọng muốn độc quyền dịch vụ sửa chữa cho dòng iPhone bằng cách tích hợp dữ liệu dấu vân tay của người dùng tại một vùng riêng, kết hợp cảm biến Touch ID riêng biệt. Chính vì vậy, khi phím Home vật lý iPhone bị hư, khách hàng không thể tự thay thế linh kiện từ bên thứ 3 do cảm biến trên không thể hoạt động theo phương thức này.
Tham khảo: Motherboard