Xe A-Z

Mỹ vừa thử nghiệm Hyperloop, Trung Quốc đã tự tin có công nghệ vượt trội hơn

Ứng dụng này bao gồm cả việc vận chuyển hành khách trong những khoang tàu hình kén và đưa chúng đi trong những ống chân không với tốc độ siêu cao.

Được biết dự án Hyperloop vốn có sự tham gia chế tạo bởi cả Trung Quốc và Mỹ. Bên cạnh đó, nó còn được tài trợ bởi quân đội vì những ứng dụng của nó cũng có thể sử dụng cho an ninh quốc phòng.

Dự án được dựa trên nhu cầu của quân đội. Ảnh: Internet

Tuần vừa rồi, Hyperloop đã cho phóng thử phiên bản mẫu đầu tiên tại sa mạc Nevada trên đường ray mở với tốc độ là 187km/h chỉ 1,1 giây sau khi khởi hành. Elon Musk cho biết ý tưởng này đến với ông 3 năm trước để phát triển công nghệ và thay đổi bộ mặt ngành vận chuyển. Mục tiêu của IronMan đời thực này là chạm mốc 1.000km/h, giúp đưa hành khách từ San Francisco đến Los Angeles chỉ trong vòng 30 phút.

Hyperloop đã được chạy thử nghiệm đầu tiên vào tuần vừa qua. Ảnh: Internet

Một trung tâm nghiên cứu công nghệ ở Trung Quốc – Phòng thí nghiệm lực kéo quốc gia tại Đại học Tây Nam Giao thông ở Thành Đô, Tứ Xuyên cho biết, giáo sư của họ, ông Zhao Chunfa không hề ấn tượng mấy về việc thử nghiệm ở Mỹ. Ông nói rằng, trên một đường ray thẳng dài vài kilomet, chúng ta có thể tăng tốc lên tới hơn 1.000km/h mà chỉ cần sử dụng những công nghệ ta hiện có.

TQ cho rằng, với công nghệ hiện tại, ta có thể đạt được nhiều hơn thế. Ảnh: Internet

Zhao đang là nhà nghiên cứu có thâm niên trong việc phát triển tàu hỏa siêu tốc, vận hành trong những ống chân không. Chúng sẽ được sử dụng đệm từ trường để nâng vật thể lên đường ray và giảm ma sát.

Ông còn cho biết thêm, “Cũng giống như Mỹ, nghiên cứu này bắt đầu đến từ những yêu cầu ở trên bộ quân sự.” Ứng dụng vận chuyển này trong tương lai sẽ giúp tiết kiệm nguyên liệu từ 60 đến 70%, một con số rất lớn. Những tên lửa được phóng bằng công nghệ mới này sẽ có thể bay cao hơn và mang nhiều đầu đạn hơn.

Công nghệ này sẽ tiết kiệm nguyên liệu lên đến 70%. Ảnh: Internet

Tuy vậy, cách tiếp cận để phát triển dự án này của Trung Quốc và Mỹ lại hoàn toàn khác nhau. Hầu hết các nhà nghiên cứu TQ sử dụng hệ thống đệm từ trường để nâng xe cộ lên không, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đường ray, hạn chế ma sát và tạo nhiệt độ cao khi di chuyển nhanh. Công nghệ này thì lại ít phổ biến hơn ở Mỹ. Hyperloop của Musk mặt khác lại sử dụng khí nén được sản sinh bởi những máy nén lắp đặt dưới phương tiện vận chuyển.

Hai dự án có hai cách tiếp cận khác nhau. Ảnh: Internet

Đệm từ trường thì đắt tiền hơn nhưng khí nén thì khó kiểm soát hơn. Tuy vậy cả hai đều còn một quãng đường dài trước khi công nghệ vận chuyển siêu tốc có thể đưa vào thực tiễn.

Giáo sư Zhao cho biết, “Những gì chúng ta nghĩ không thể thực hiện được bây giờ sẽ là điều dễ dàng trong 20, 30 năm nữa” và ông cũng nói rằng, Trung Quốc cũng đang “kẻ tám lạng, người nửa cân” với Mỹ trong cuộc đua công nghệ này.

Tham khảo: Tech Insider

 

Hyperloop sẽ thay đổi hành vi của toàn nhân loại

Vào ngày 11 tháng 5 vừa rồi, tại một vùng sa mạc phía Bắc Las Vegas, Hyperloop One đã phóng thử một xe trượt trên đường ray dài nửa dặm với tốc độ hơn 100 dặm một giờ.