Kiến thức nhiếp ảnh

Những sai lầm thường gặp khi chụp phong cảnh và cách khắc phục

Những sai lầm thường gặp khi chụp phong cảnh và cách khắc phục

Đường chân trời bị nghiêng

Phần lớn các bức ảnh phong cảnh đều có chứa đường chân trời, đây là đường kẻ đưa ra cho người xem tầm nhìn tổng quát về bức ảnh. Điều này cũng có nghĩa khi đường thẳng chia phần mặt đất và bầu trời không cân đối, bức ảnh sẽ mất đi sự cân bằng. Dưới đây là một số cách giúp bạn khắc phục điều này.

Sử dụng đường chia tỉ lệ trong máy ảnh: Hầu hết trên các máy ảnh từ DSLR, Mirrorless, máy ảnh compact và smartphone đều có thể hiển thị các đường để chia khung hình thành 9 phần bằng nhau. Bạn chỉ cần ngắm sao cho đường chân trời song song với đường kẻ ngang trên màn hình là được.

Hầu hết tất cả các thiết bị đều có sẵn các đường chia tỉ lệ

Cân bằng điện tử: Một số máy ảnh đời mới có tính năng cân bằng điện tử tích hợp sẵn bên trong máy. Khi bạn chụp hình, máy sẽ báo cho bạn biết máy có đang ở vị trí cân bằng hay không, từ đó giúp bạn điều chỉnh lại cho phù hợp.

Cân bằng điện tử giúp trong máy ảnh đời mới

Hậu kỳ: Trong trường hợp bạn sử dụng các công cụ nhưng vẫn chưa hoàn hảo, các ứng dụng chỉnh sửa ảnh sẽ giúp bạn. Tuy nhiên hãy hạn chế sử dụng vì khi bạn crop ảnh có thể ảnh hưởng tới bố cục.

Ảnh bị rung

Chân máy là người bạn đồng hành không thể thiếu khi chụp phong cảnh

Trong ảnh phong cảnh, thường chúng ta sẽ khép khẩu từ f/9 đến f/11. Khép khẩu sâu hơn cũng có nghĩa bạn cần chụp ở tốc độ màn chập thấp hơn. Tất nhiên bạn có thể tăng ISO nhưng sẽ làm giảm độ chi tiết của ảnh. Đây là lý do tại sao các nhiếp ảnh gia hay sử dụng chân máy để chụp phong cảnh. Ngoài ra sử dụng chân máy cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong khi bố cục.

Mở khẩu quá lớn

Một bức ảnh phong cảnh cần nét từ tiền cảnh tới hậu cảnh

Một bức ảnh phong cảnh cần có độ nét tốt từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Vì vậy khẩu độ tối ưu khi chụp phong cảnh thường là f/9 đến f/11. Đối với các nhiếp ảnh gia kinh nghiệm, họ sẽ tìm điểm ngoại tiêu (hyperfocal point) để độ nét đạt mức tối đa. Trong trường hợp không tìm được cách xác định điểm ngoại tiêu, bạn có thể lấy nét vào nhiều vùng rồi thực hiện ghép ảnh.

Bầu trời thiếu điểm nhấn

Trong trường hợp bầu trời không đẹp, hãy giảm không gian bầu trời trong bức ảnh

Trong ảnh phong cảnh, khi bầu trời không có các điểm nhấn như mây, chim hay một số chi tiết thú vị, bức ảnh của bạn sẽ vô cùng buồn tẻ. Vì vậy, bạn nên chọn thời điểm khi chụp phong cảnh. Trong trường hợp bầu trời quá tẻ nhạt, bạn có thể đưa đường chân trời lên 1/3 phía trên khung hình để giảm tối đa không gian bầu trời trong ảnh.

Không có điểm trọng tâm

Một bức ảnh phong cảnh không thể thiếu trọng tâm

Bầu trời, núi và biển đều là những yếu tố tuyệt đẹp cho bức ảnh. Tuy nhiên, bạn sẽ cần một chủ thể như người, cây, thuyền,… để tạo điểm nhấn cho bức ảnh.

Không có bố cục

Quy tắc 1/3 rất hay được sử dụng trong nhiếp ảnh phong cảnh

Bố cục là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi bức ảnh. Có rất nhiều phương pháp bố cục trong ảnh phong cảnh khác nhau như quy tắc 1/3, so le, đối xứng,… để bạn vận dụng. Thay vì chỉ giơ máy rồi chụp, bạn nên ngắm kĩ càng hơn để chọn bố cục phù hợp nhất.

Độ sáng không đồng đều

Filter ND rất hữu ích khi chụp phong cảnh

Khi độ sáng chênh lệch giữa các vùng quá lớn, máy ảnh sẽ không thể nào ghi lại hết thông tin trên tất cả các vùng. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng vùng trời quá sáng hay vùng bên dưới quá tối. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng kỹ thuật chụp ảnh HDR hoặc sử dụng filter ND.

Quá lạm dụng filter ND

Không phải lúc nào cũng cần sử dụng filter ND 

Filter ND được sử dụng khi bạn chụp các cảnh có độ sáng chênh lệch giữa vùng trời và vùng mặt đất khiến dải dynamic range của máy không thể lưu lại toàn bộ chi tiết. Sử dụng filter ND giúp bạn có ngay bức ảnh như ý chỉ với một lần chụp mà không phải qua khâu hậu kỳ như kỹ thuật HDR.

Tuy nhiên không phải lúc nào filter ND cũng phát huy tác dụng. Tại các cảnh mà cây cối hay tòa nhà xuất hiện cả trong vùng trời, filter ND sẽ khiến bức ảnh mất đi sự tự nhiên. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh để thực hiện HDR sẽ tốt hơn.

Sai thời điểm

Khi ánh sáng không như ý muốn, bạn có thể chuyển về ánh trắng đen

Với một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, họ có thể phải đợi cả ngày, tuần, tháng hoặc thậm chí cả năm để có thể chụp được một bức ảnh ưng ý. Nếu đã từng chụp ảnh, bạn sẽ hiểu tại sao ánh sáng lại quan trọng đến như vậy. Thông thường, thời điểm chụp ảnh đẹp nhất hàng ngày là khi bình minh và hoàng hôn, thời điểm mà mặt trời tạo một ánh sáng dịu và ấm áp.

Tất nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể “canh” đúng thời điểm để chụp được. Lúc này, bạn có thể chụp ảnh rồi sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh để ghép vùng bầu trời lại theo ý mình. Hoặc đưa về tông màu trắng đen cũng là giải pháp rất hay. 

 

Một vài gợi ý về ống kính chụp ảnh phong cảnh

(Techz.vn) Dưới đây là một vài gợi ý về ống kính cho các bạn yêu thích chụp ảnh phong cảnh, cho cả máy ảnh Canon và Nikon.