Ngay từ khi Nguyễn Hà Đông - người đã gây sốt với game FlappyBird tuyên bố gỡ trò chơi này vì "không chịu đựng được", người ta đã bắt đầu nhắc tới tật xấu muôn thuở của người Việt đó là thói ghen ghét, đố kỵ, dìm người khác.
Trường hợp Nguyễn Hà Đông và game Flappy Bird không phải là chuyện cá biệt. Thói đố kỵ kiểu “ai cho phép mày giỏi hơn tao”, phải a dua nhau “dìm hàng” nhiệt tình thành công của người khác dường như đã trở thành căn bệnh kinh niên, đặc biệt “mãn tính” trong nhiều người, mà đặc biệt trong thế giới ảo – khi người ta tự cho phép mình làm những “anh hùng bàn phím” mà chẳng phải chịu hậu quả gì, nhưng hệ lụy từ những comment phách lối của họ thì rõ rệt.
Không ai thích thừa nhận mình thua kém người khác về tài năng, địa vị, vinh dự, danh tiếng, sự giàu có, vận may, nhan sắc… từ đó mà nảy sinh tâm lý bực bội vô cớ, tìm cách chỉ trích, phủ nhận, hoài nghi những cống hiến và nỗ lực của người khác làm ra, thậm chí bới móc những cái chưa tốt, chưa hoàn thiện hay sơ hở để “dìm hàng” họ.
Trước Nguyễn Hà Đông, “Running man” Vũ Xuân Tiến - chàng trai 20 tuổi người Hải Dương đã chạy theo xe buýt của đội bóng Arsenal trên đường phố Hà Nội để rồi được đội bóng này mời sang Anh thăm sân vận động Emirates nổi tiếng, trên vai khoác lá quốc kỳ Việt Nam – cũng là một nạn nhân của sự đố kỵ
Khi những thông tin liên quan đến “Running man” như được mời lên xe buýt ngồi cùng các cầu thủ Arsenal, được các công ty mời làm đại diện thương hiệu với mức lương khủng, được đội bóng Arsenal mời sang London… đăng tải trên báo chí, cộng đồng mạng đã sôi sùng sục, cho rằng Vũ Xuân Tiến là kẻ “điên khùng”, “ăn may”, “làm trò để nổi tiếng”…
Khi anh chàng này chia sẻ những bức ảnh trong chuyến sang Anh trên Facebook cá nhân, nhất là bức ảnh Tiến tự tay ghi tên các cầu thủ lên những hộp bánh đậu xanh làm quà tặng - một hành động thể hiện sự thân thiết, mộc mạc và chân thành, lập tức lại có những “anh hùng bàn phím” lên tiếng chê Tiến quá cẩu thả, thậm chí… bức xúc khi “soi” thấy những món quà không được bọc gói mĩ miều.
Thói đố kỵ kiểu “ai cho phép mày giỏi hơn tao”, phải a dua nhau “dìm hàng” nhiệt tình thành công của người khác dường như đã trở thành căn bệnh kinh niên, đặc biệt “mãn tính” trong nhiều người, mà đặc biệt trong thế giới ảo – khi người ta tự cho phép mình làm những “anh hùng bàn phím” mà chẳng phải chịu hậu quả gì.
Còn sau Nguyễn Hà Đông là BKAV với B-Phone, cả một tập đoàn, bao mồ hôi công sức, bao tâm huyết trong gần 5 năm để đổi lại 1 chiếc smartphone cao cấp thực sự, vì trải nghiệm người dùng, vì lòng tự tôn của dân tộc và rồi họ nhận lại được gì!?
Chip Snapdragon 801, Ram 3GB, màn hình FullHD, camera 13Mp có kính saphire, rồi vô vàn tiện ích "hàng đầu thế giới" khác được nhà sản xuất này nghiên cứu và phát triển đưa lên B-Phone chỉ vì người Việt, có vẻ như đã quá tốt. Họ không còn lí do gì để dìm hàng, họ quay ra kêu BKAV nổ, trong khi họ không hề nhìn xem tất cả các công ty công nghệ khác cũng luôn nhận mình là best design, best camera,.. trong khi trong đầu họ không có tý kiến thức nào về truyền thông. Với họ, làm truyền thông là phải khiêm tốn, khiêm tốn theo kiểu "Chỉ được nêu lên cái gì xấu thôi, còn tốt thì phải giấu đi, để khiêm tốn...!!!???"
Rồi họ moi móc B-Phone đạo ảnh, đạo bản quyền này kia trong khi những điều đó đâu ảnh hưởng gì đến chất lượng máy? Tính năng đấy cũng đâu phải là ko có thật???
Nhìn nhận một sự việc bằng cái nhìn tiêu cực, thiếu thiện chí; quá khắt khe trong việc công nhận khả năng hay thành công của người khác; không bao giờ khen nổi ai một câu mà phải chê trước cho “không ngóc đầu lên nổi” là một thói quen rất điển hình của các “anh hùng bàn phím” mỗi khi có thông tin về sự may mắn, giỏi giang của người khác.
Họ gần như không bao giờ nhìn thấy sự tích cực mà chỉ chăm chăm soi mói, chê bai và lên án (đa phần) một cách thiếu hiểu biết, mặc dù người đó, sự việc đó chẳng liên quan đến họ. Rồi sau đó vài ngày, có thể chính những người này sẽ lại đi comment một status theo kiểu :"Tao nhìn nước Nhật thế này, tao thấy bọn Hàn làm được thế kia, còn cái Việt Nam này thì,..." Nhưng bạn ạ, bạn đã làm được những gì người Hàn, người Nhật họ làm vì đất nước, vì sản phẩm của họ chưa!? Mình nhắc lại sự việc Samsung galaxy s6 phải che logo khi bán tại Nhật cho bạn tự trải lòng nhé ^^
Hồng Quang