Apple và Samsung, hai ông trùm trong giới công nghệ. Cuộc chiến của họ có lẽ là cuộc chiến dài nhất, phức tạp và tốn kém nhiều giấy mực của giới báo chí nhất trước nay. Thậm chí đã 4 năm trôi qua nhưng cuộc chiến này vẫn chưa có dấu hiệu của sự ngả ngũ.
Apple, nét riêng
Chúng ta dễ dàng nhận ra sự xuất hiện với mực độ thường xuyên của các iDevice ở khắp mọi nơi. Sự bành trướng thế lực của Apple vẫn không hề giảm đi kể từ tháng 1/2007, khi chiếc iPhone thế hệ đầu tiên được ra mắt, cũng là sự bắt đầu cho đế chế Apple.
Steve Jobs, vị CEO có tác động rất lớn trong thành công của Apple
Steve Jobs từng ngỏ lời giới thiệu bất hủ: "Ngày hôm nay, Apple sẽ định nghĩa lại điện thoại". Kể từ lời khẳng định đó, đến nay thành công của Apple không khó để nhận ra. Vào thời hoàng kim của mình, Apple thậm chí vượt xa khỏi sự tưởng tượng của nhiều người. Steve Jobs có lẽ là sự giải thích hợp lý cho thành công lớn đến vậy của Apple. Ông là mẫu doanh nhân mang nhiều suy nghĩ, hành động khác biệt, đi ngược lại với các khuôn khổ bài bản lúc bấy giờ.
Apple dưới thời của Steve là một công ty độc tài giống hệt với tính ông. Apple không hề tìm hiểu thị trường, không lắng nghe, không thăm dò ý kiến, không hề phụ thuộc người dùng. Trái lại, chính người dùng hoàn toàn bị động, một cách tự nguyện, dưới sự dẫn dắt của Apple. Nói cách khác việc mà Họ (người dùng) cần làm chỉ là: Im lặng, chờ đợi rồi choáng ngợp và sung sướng khi sử dụng nó.
Apple chăm chút cho thiết các sản phẩm của mình ngay từ những sản phẩm iPhone đầu tiên. Thiết kế khác lạ so với sản phẩm khác cùng trải nghiệm mượt mà ngoài mong đợi, là một trong những lý do giải thích cho sự thành công của iPhone ngay khi vừa được giới thiệu. Cạnh đó là vị CEO tài năng cùng khả năng diễn thuyết xuất thần. Ông chuẩn bị kỹ càng, đầu tư hoành tráng cho sự ra mắt của iDevice được Apple đặt biệt tố chức riêng. Hoành tráng và công phu đến nỗi khi được mời đến dự một buổi ra mắt của Apple, hãy chuẩn bị tinh thần, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một sản phẩm sẽ làm khuynh đảo giới công nghệ ngay lập tức và kéo dài đến vài năm sau đó.
Samsung, một cách nghĩ khác
Đến với Samsung, tập đoàn có thị phần điện thoại lớn nhất hiện nay, sở hữu dòng Galaxy trứ danh, dòng điện thoại thành công nhất lịch sử hệ điều hành Android. Tính đến phiên bản Galaxy S5 mới nhất, đã có 200 triệu thiết bị được bán ra. Samsung gần như đã có thể biến Android trở thành sân chơi riêng của mình, áp đảo Sony, HTC, Nokia, Blackberry và các đối thủ khác mà họ từng “dưới cơ”.
Không ồn ào song Lee Kun Hee vẫn khiến giới công nghệ thán phục
Nếu Apple có Steve Job thì Samsung có Lee Kun Hee. Lee Kun Hee, chủ tịch tập đoàn Samsung, một con người với tính cách trầm lặng. Ông ít nổi trội so với những người cùng thời, nhất là Steve, nhưng không thể phủ nhận tài năng của con người này. Những câu chuyện về ông cũng ly kỳ không khác gì Steve khi biến Samsung từ một hãng sản xuất điện thoại hạng hai xưng vương, đứng trên Apple.
Chiến lược tập trung cho R&D nghiên cứu và phát triển giúp Samsung không chỉ phát triển mãnh mẽ ở mảng điện thoại thông minh, mà còn lấn sang các mảng phần cứng khác. Trái ngược với Apple, Samsung là một người khổng lồ biết lắng nghe và biết cách xây dựng mối quan hệ song phương cùng có lợi. Họ hợp tác chặt chẽ với nhà mạng để đảm bảo sự trợ giúp ngược khi cần thiết. Đồng thời họ lắng nghe người dùng, tìm hiểu thị trường và phát triển sản phẩm ở mọi phân khúc từ bình dân, trung cấp đến cao cấp.
Dù vậy thời kỳ đầu Samsung bị xem như bản copycat của Apple. Sản phẩm flagship đầu tiên, chiếc Galaxy S, khách quan mà nói, rất giống Iphone. Việc này cũng không khó để giải thích khi từ 2007, Samsung là nhà đối tác mật thiết, chịu trách nhiệm cung ứng chip xử lý, màn hình cho iPhone và sau này là iPad, iPod touch và cả Macbook. Mối quan hệ kiểu đôi bạn cùng tiến này tương đối tốt đẹp cho đến 3 năm sau. Galaxy S ra đời năm 2010, bắt đầu cho sự rạng nức đổ vỡ.
Khai chiến
Ngay từ khi Galaxy S ra mắt, Steve Jobs đã gần như phát điên. Đối với Apple đây là một sự là một đòn bất ngờ đến từ người bạn đối tác thân thiết của mình. Steve với tính cách của mình ngay từ đầu đã quyết không buông tha cho việc này. Sau nhiều lần thương thuyết không thành công với Samsung, vị CEO sử dụng quân bài mạnh nhất "Bằng sáng chế".
Apple - Samsung - tuy hai mà gần như một
Quyết đưa Samsung ra tòa. Cuộc chiến đòi bản quyền lịch sử nổ ra kéo dài cũng gần 4 năm vẫn chưa có hồi kết.
Song song với vụ kiện lịch sử, Samsung vẫn có những đòn hiểm, sử dụng ngược với Apple. Cứ mỗi khi cho ra mắt một sản phẩm mới, Samsung đều cố tình tung ra một TVC (video quảng cáo) đá đểu sản phẩm của Apple.
Apple từ một khách hàng thân thiết cũng tìm kiếm nguồn cung linh kiện đến từ những nhà sản xuất khác như LG, Toshiba, Elpida và Sharp nhằm giảm sự phụ thuộc của họ với Samsung. Cùng Galaxy S3, Samsung rẽ hướng vào một mảng khác và cho ra mắt Galaxy Note 1. Họ gọi đây là phablet.
Các thế hệ Phablet sau đó thành công vang dội mang về cho Samsung vị trí dẫn đầu trong mảng thị trường mới. Thành công này là cáng cân giúp Samsung phần nào cân bằng với Apple khi thị trường table đã hoàn toàn bị iPad của Apple nắm giữ.
Khi cái kết cho cuộc chiến pháp lý vẫn chưa ngã ngũ thắng thua thì đây vẫn là mối quan hệ làm đau đầu cho giới quan tâm lẫn fan của cả 2 phía. Apple rò rỉ iPhone 6 với thiết kế màn hình to, nhen nhóm mưu đồ tấn công thị phần phablet, còn Samsung bất chấp lượng thiết bị iDevice được bán ra vẫn mang về cho họ nguồn lợi nhuận khổng lồ, vì vẫn còn là hãng cung cấp thiết bị lớn nhất cho chính Apple.
Vương Bảo