5. Viên thức ăn “tất cả trong một”
Từ những năm đầu thế kỉ 19, người ta đã dự đoán rằng tương lai mọi thứ sẽ nhỏ hơn nhiều, thức ăn sẽ là thức ăn tổng hợp 100% từ hóa chất, nên chúng có thể được nén vào trong một viên thuốc hay viên nang. Nhiều người hình dung rằng đây là một cách giúp giải phóng phụ nữ khỏi công việc nấu nướng hay tránh việc giết mổ động vật, một số khác lại thấy được đây là một cách tuyệt vời để giải quyết vấn đề lương thực cho dân số ngày một tăng cao của trái đất mà không phải lo lắng về vấn đề đất trồng hay các nguồn thức ăn thiên nhiên khác.
Một bài trong tờ báo Popular Science đã dự báo rằng “các nhà giả kim thời hiện đại” trong các lab thực phẩm sẽ nghiên cứu và tạo ra được các “viên thức ăn chứa đựng mọi thứ cần thiết cho sự sống” - giúp con người không phải phụ thuộc vào thiên nhiên, và xua tan đi nỗi lo về những vụ mất mùa hay đất đai bạc màu.
Đây là một trong những đặc điểm thường xuất hiện trong các thước phim khoa học viễn tưởng. Vấn đề ở chỗ, trừ phi có người nghĩ ra được cách để thay đổi các định luật vật lý, việc tạo ra những viên thức ăn cho cuộc sống hàng ngày là điều không thể. Hãy thử nghĩ mà xem: một người bình thường cần 2000 calo một ngày, và cứ một gam chất béo - cùng một khối lượng, chất béo cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhất - cung cấp 9 calo.
Vậy, để có thể có đủ năng lượng cho một ngày, với kích thước bình thường của một viên thuốc thì ta cần phải ăn 450 viên-chất-béo, chừng nửa pound. Và bạn vẫn cần phải ăn thêm các chất dinh dưỡng khác - protein, carbonhydrat, vitamin, khoáng chất, chất xơ... - để có cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc chỉ ăn những viên thức ăn thay cho thức ăn hàng ngày vào 3 bữa sẽ khó thực hiện, vì người ta thích ăn thực phẩm do chúng có mùi vị ngon. Viên thức ăn thì không có được điều đó.
4. Tên lửa đẩy cá nhân
Nếu bạn đã từng xem những thước phim về James Bond trong “Thunderball”, chắc hẳn bạn sẽ nhớ về một cảnh mà 007 đã thoát khỏi đám xã hội đen bằng một tên lửa gắn sau lưng và vút lên bầu trời. Tên lửa đẩy tất nhiên không phải bắt nguồn từ trí tưởng tượng của các nhà văn, mà nó lần đầu tiên được các nhà khoa học người Đức sáng chế trong Chiến tranh thế giới lần II, và sau chiến tranh, Lầu Năm Góc cũng muốn phát triển một thiết bị tương tự cho riêng mình.
Vào những năm 1950, tại Bell Aerosystems - New York, một kỹ sư tên Wendell F.Moore đã tạo ra một phiên bản khác của thiết bị này. Nặng 125 pound (khoảng 56.7kg), chiếc “đai tên lửa” lấy năng lượng từ một hộp đựng nitơ lỏng. Năm 1961, Tổng thống John F.Kennedy đã on hand to watch một cuộc thử nghiệm thành công của thiết bị này tại Fort Bragg, N.C. Một bài báo trên Associated Press hồi đó đã viết rằng “việc thử nghiệm thành công đai tên lửa đã đâm thủng tờ giấy về khoa học viễn tưởng, và giúp con người thực hiện giấc mơ bay lượn như chim”. Nhưng quân đội Hoa Kỳ đã dừng việc phát triển thiết bị này trong quân sự, do số nhiên liệu mang được chỉ đủ giúp người bay lên chưa đến nửa phút.
Năm 2011, nguyên mẫu điều khiển của tên lửa cá nhân được tạo bởi một công ty ở New Zealand tên là Martin Aircraft đã đạt được khả năng đưa con người lên độ cao tới 5.000 feet (1.524 m), đạt tốc độ 62 dặm/h (khoảng 100km/h), và cố định ở một vị trí trên không trong 30 phút. Dù sao thì, trên trang chủ của mình, công ty cho biết sản phẩm này cần nhiều sự điều chỉnh trước khi được đưa ra thị trường.
3. Bộ quần áo điều hòa nhiệt độ
Thiết bị điều hòa nhiệt độ lần đầu tiên được phát triển bởi Willis Carrier năm 1902, và chưa đầy hai thập kỉ sau, người ta có thể tránh cái nóng chết người của mùa hè bằng cách đến các rạp chiếu phim có trang bị công nghệ mới này. Nhưng có một điều bất tiện ở đây: bạn cần phải ngồi ở trong nhà chứ không đi đâu được. Vậy thì chẳng phải sẽ tốt hơn nhiều nếu ta có thể mặc một “bộ quần áo điều hòa nhiệt độ” trên người, để rồi có thể đi dạo trong công viên vào những ngày hè nóng nhất mà không đổ một giọt mồ hôi nào?
Năm 1951, Popular Science đã đưa ra ý tưởng về một bộ đồ điều hòa nhiệt độ sử dụng các ống nhỏ gắn liền bên trong, và được làm mát bằng một chiếc tủ lạnh nhỏ gắn với cơ thể (điều kỳ lạ là, báo chí thời ấy lại nghĩ rằng bộ đồ này thích hợp cho phi công, trong khi họ còn cần phải tìm cách giữ ấm mình ở điều kiện khắc nghiệt trên cao). Năm 1953, một nhà bình luận của báo Iowa rất thích thú khi dự đoán rằng, tương lai sẽ có một bộ đồ có khóa kéo, bên trong được trang bị một hệ thống điều để giữ cơ thể luôn mát mẻ trong suốt mùa hè cũng như giữ ấm vào mùa đông lạnh giá. Such an outfit would eliminate the need for large wardrobes. “Khi một ai đó đi du lịch, họ sẽ gấp đôi tất của mình lại và cất đi, sau đó điều chỉnh bộ-đồ-bốn-mùa của mình ở nhiệt độ 20 độ C, và khởi hành”, nhà báo đã viết như vậy.
Năm 1993, một nhà phát minh đã được trao bằng sáng chế cho một bộ đồ “máy điều hòa có khả năng mặc được trên người” với hệ thống nước xung quanh cùng với kết cấu có thể tản nhiệt bằng các phản ứng hóa học. Nhưng bộ đồ như vậy sẽ không xuất hiện nhiều trong tủ đồ của bạn, đơn giản vì bộ đồ này khá nặng và khó điều chỉnh các phản ứng hóa học. Một phát minh khác, tốt hơn, của một công ty Nhật Bản vào cuối những năm 2000; đó là một chiếc áo có gắn quạt phía trong và lấy nguồn điện từ cổng USB của máy vi tính.
2. Ngôi nhà sử dụng năng lượng nguyên tử
Vào những năm 1950, khi chính phủ Mỹ bắt đầu cho phép sử dụng năng lượng hạt nhân vào việc sản xuất điện, người Mỹ đã tưởng tượng ra tương lai rằng, sẽ có những lò phản ứng hạt nhân mini bán rộng rãi trên thị trường. Năm 1955, Robert E.Ferry, người quản lý của Institute of Boiler and Radiator Manufacturers, đã lên tiếng rằng ông dự đoán về tương lai của các hộ gia đình, ở đó họ sử dụng các lò phản ứng hạt nhân nhỏ để sưởi ấm cũng như làm mát ngôi nhà trong vòng 3 đến 6 năm.
System Ferry đã xem xét tới những lò phản ứng mini có kích thước bằng hai lần pin ô tô, giá của chúng tầm 1.500$ để cài đặt vào ngôi nhà của bạn. Chủ nhà có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng cách điều khiển những thanh graphite, nhỏ hơn nhưng cũng giống như trong các nhà máy điện hạt nhân đã sử dụng. Nó không chỉ giúp sưởi ấm vào mùa đông cũng như làm mát vào mùa hè, mà hệ thống này còn cung cấp lượng nước nóng vô tận, ngoài ra còn có thể dùng làm tan băng ở vỉa hè và trên đường lái xe vào nhà. Năng lượng nguyên tử rẻ hơn và hiệu quả hơn các nguồn năng lượng khác; và theo Frank L.Phillips, kĩ sư hạt nhân cố vấn cho dự án, công nghệ này đã sẵn sàng thử nghiệm cho hệ thống gia đình, chỉ có một điều vướng mắc ở đây: không đủ nhiên liệu hạt nhân cho việc phổ biến rộng hệ thống này.
Hệ thống này thực sự thú vị và ích lợi, nhưng có một mối hiểm họa ở đây: có thể xảy ra những vụ nổ hạt nhân. Vậy nên, có lẽ phải đến một tương lai không xa, hệ thống này mới được sử dụng rộng rãi.
1. Chiếc máy tính thông minh hơn con người
Giữa tất cả những hiệu ứng ảo tưởng đặc biệt và những kí hiệu kì quặc trong bộ film sản xuất năm 1968 “2001: A Space Odyssey”, có một điều vướng mắc trong đầu mỗi người xem - trừ chiếc tháp to màu đen, và một bào thai khổng lồ trôi nổi trong không gian - đó là chiếc máy tính HAL 9000 điều khiển gần như hoàn toàn chiếc tàu vũ trụ Discovery 1.
HAL không chỉ có khả năng nói và tự chủ như một con người, nó có khi còn hơn cả con người - chiếc máy tính này chưa bao giờ mắc sai lầm. Hay chí ít nó không tự nhận mình như vậy, nó đã giết hại các thành viên trong tàu để cover things up. Khi một phi hành gia phát hiện được điều gì đang xảy ra, anh quyết định hủy kết nối tới dữ liệu của HAL, và chiếc máy tính bắt đầu cố gắng nói chuyện với anh ta. “Dave, tôi không hiểu tại sao anh lại làm vậy với tôi,” HAL phản kháng, với một âm thanh kì lạ. “Tôi có sự nhiệt tình cao nhất trong nhiệm vụ lần này”.
Và năm 2001 cũng đã tới, cái mà nhà phát minh Ray Kurzweil gọi là “ AI” - đó là một chiếc máy có thể tự chủ, tự nhận thức được mọi việc, ngang bằng và thậm chí thông minh hơn con người - vẫn gần như chỉ xuất hiện trong khoa học viễn tưởng. Năm 2005, trong nỗ lực của mình, Kurzweil ước lượng rằng chiếc máy tính cần phải có khả năng thực hiện 10 mũ 24 phép tính một giây để có thể đối chọi với bộ não con người, và ông dự đoán máy tính sẽ đạt được ngưỡng này vào năm 2020. Nhưng theo người đồng sáng lập Microsoft - Paul Allen - đã thể hiện sự nghi ngờ về một chiếc máy có khả năng gần đạt được trí tuệ con người.
“Não bộ con người hoạt động theo một cách riêng, khác hẳn với hoạt động của máy tính”, Allen phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Forbes. Ông cũng nhấn mạnh rằng, các nhà thần kinh học cũng chưa biết đủ về não bộ để có thể tạo ra một bản sao của nó. Allen khẳng định: “Bạn không thể tạo ra một trí tuệ nhân tạo, trừ phi bạn biết rõ mọi thứ hoạt động như thế nào”.