Vào tuần trước, Văn phòng nghiên cứu thuộc Hải Quân (ONR) đã thông báo về dự án 5 năm của mình – hệ thống tiện ích hàng hóa tự động (AACUS) trị giá 98 triệu đô. Chương trình này với mục đích phát triển các cảm biến và công nghệ điều khiển robot cất cánh và hạ cánh máy bay.
Matthew Klunder - phụ trách dự án này đã miêu tả AACUS như một công nghệ “đột phá”, nó cho phép giảm thiểu đòi hỏi về người có kĩ năng trong khi vẫn duy trì được vai trò chủ đạo của người điều khiển và người giám sát. Nếu chương trình thành công, AACUS sẽ là một bước tiến hơn cả việc điều khiển từ xa máy bay không người lái K-Max. Mặc dù được miêu tả như máy bay bán tự động nhưng K-Max vẫn yêu cầu kĩ năng vận hành với khả năng xử lý cao. Trái lại, AACUS sẽ có một robot phụ trách tất cả mọi việc: lên kế hoạch, cất cánh, hạ cánh, điều hướng bay. “Chương trình sẽ được thiết kế để làm việc với những người không có kinh nghiệm bay, người điều khiển có thể sử dụng iPad hay Android để đưa ra yêu cầu. Anh ta có thể yêu cầu máy bay đến và hạ cánh một cách dễ dàng” – Giáo sư Mary Cummings nói.
Hiện nay, các chương trình AACUS mới chỉ là ý tưởng dù vậy cũng đã tiến hành một vài thử nghiệm. Sự phát triển của một chiếc máy bay vân chuyển thông minh sẽ liên quan đến nhiều hơn các công nghệ hiện có. Việc đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là vô cùng cần thiết. "Làm thế nào bạn nhận các dữ liệu từ các cảm biến và tích hợp chúng để đưa ra các quyết định - đó là một trong những bước tiến lớn," Cummings nói thêm. "Nó giống như đặt một thùy trán trên máy bay trực thăng."
Tham khảo gizmag