NGƯỜI CƯỜI...
Trong Dự thảo Quyết định khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không hạng vé phổ thông cơ bản trên các đường bay nội đại, hãng hàng không Jetstar Pacific đã đề xuất áp giá sàn vé máy bay.
Ví dụ, chi phí cho chặng bay Hà Nội - TP.HCM sẽ vào khoảng trên 1,1 triệu đồng/chuyến bay. Như vậy, mức bán thấp nhất trên chặng Hà Nội - TP.HCM được áp là 1,1 triệu đồng/vé/chiều. Mức giá này chắc chắn sẽ khiến nhiều hành khách "khóc thét" khi bình thường họ chỉ phải trả 500.000 đồng/vé/chiều, thậm chí thấp hơn nếu các hãng vé tung chương trình khuyến mãi 0đ.
Cùng quan điểm với Jetstar, hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines (hiện đang quản lý 70% cổ phần Jetstar) cũng đề xuất áp dụng giá sàn và đưa ra con số 1,54 triệu - mức thấp nhất cho vé máy bay nội địa. Theo tính toán của Vietnam Airlines, việc tăng giá vé 5% so với hiện tại và áp dụng giá sàn như đề nghị thì doanh thu ước tính sẽ tăng thêm khoảng 2.500 tỷ đồng sau một năm thực hiện.
Vietnam Airlines "về phe" Jetstar trong vấn đề áp giá sàn vé máy bay. (Ảnh: Internet)
KẺ KHÓC...
Trước thông tin đề xuất sàn giá vé áp dụng cho chặng bay nội địa, Vietjet Air (một trong 3 hãng hàng không bao gồm Vietnam Airlines và Jestar đang thực hiện các chuyến bay nội địa Việt Nam) lại bày tỏ quan điểm trái ngược vì cho rằng hoàn toàn không phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh năm 2014.
Trên thực tế, Vietjet Air là hãng hàng không giá rẻ luôn tung ra các chương trình ưu đãi khách hàng bằng cách giảm giá thành dịch vụ. Chính các chương trình ưu đãi của Vietjet tạo ra sự cạnh tranh với những hãng hàng không khác, đem đến lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Việc áp giá sàn có thể làm tăng lợi nhuận cho hãng này nhưng lại hạn chế cơ hội cạnh tranh của hãng khác, đồng thời gây tâm lý bức xúc với khách hàng.
Vietjet Air lại hoàn toàn không đồng tình với đề xuất áp giá sàn vé máy bay. (Ảnh: Internet)
Nếu quy định giá sàn được áp dụng, mức giá sàn tại Vietjet Air sẽ tính toán theo chi phí vận hành chuyến bay của hãng. Điều tất yếu là sẽ không còn vé máy bay giá 0 đồng như hiện nay. Thiệt thòi đầu tiên dễ nhận thấy thuộc về các "thượng đế".
Tất nhiên, dự thảo khung giá vé máy bay mới chỉ đang trong quá trình lấy ý kiến tiếp thu. Việc đề xuất giá sàn áp dụng cho các chặng bay nội địa hoàn toàn đến từ phía doanh nghiệp, cụ thể ở đây là Vietnam Airlines và Jetstar Pacific. Áp giá sàn hay không còn trải qua một quy trình nghiên cứu, xem xét và đánh giá trước khi có quyết định chính thức của cơ quan chức năng. Song, nguyên tắc vẫn là điều tiết giá đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Người tiêu dùng được quyền tiếp cận với dịch vụ vận chuyển hàng không giá cả hợp lý.
CEO Vietjet thành tỷ phú USD còn Vietnam Airlines bất ngờ lỗ trăm tỷ
(Techz.vn) Đây là sự đối lập giữa 2 hãng hàng không hiện đang chiếm phần lớn thị phần vận chuyển hàng khách tại Việt Nam.