Thông cáo

Schneider Electric đưa ra các dự báo mới về IOT

Schneider Electric đưa ra các dự báo mới về IOT

Schneider đã phác họa những dự báo của tập đoàn về phương thức các tổ chức doanh nghiệp lớn sẽ khai thác công nghệ Internet of Things như là một công cụ kinh doanh nghiêm túc cho tới năm 2020.

Dự trên báo cáo toàn cầu mới đây về IoT được thực hiện với sự tham gia của 3.000 lãnh đạo doanh nghiệp từ 12 quốc gia, kết hợp với những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của Schneider Electric về các giải pháp IoT và những phản hồi của khách hàng, đối tác, các dự báo được đưa ra rất hữu ích cho các khối doanh nghiệp công và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm: Làn sóng kế tiếp về đổi mới kỹ thuật số; Dữ liệu chuyên sâu; Đảm bảo an ninh từ hệ thống cục bộ đến đám mây; Đổi mới sáng tạo giúp nâng tầm cho kiến trúc hiện tại; Một tương lai tốt đẹp hơn.

“Bản báo cáo Kinh doanh IoT 2020 mà chúng tôi phát hành được thiết kế để phục vụ như một chỉ dẫn cho việc triển khai IoT và áp dụng đổi mới sáng tạo nhằm giúp các khách hàng gặt hái nhiều lợi ích hơn khi thị trường không ngừng tiến hóa trong 5 năm tới đây. Nó phản ánh cam kết của chúng tôi trong việc tạo ra những công nghệ giúp đảm bảo cuộc sống được thăng hoa (Life Is On) cho mọi lĩnh vực, ở khắp mọi nơi, cho tất cả mọi người và tại mọi thời điểm.”, Tiến sĩ Prith Banerjee, Giám đốc Công nghệ của Schneider Electric cho biết.

Tiến sĩ Banerjee bổ sung thêm: “Có một số thời điểm, Internet of Things đã được mô tả quá mức, tuy nhiên những phát hiện từ chương trình khảo sát này đã cho thấy rằng các công nghệ IoT có thể và sẽ tiếp tục mang lại những giá trị kinh doanh đích thực đối với tất cả các ngành và tại mọi khu vực địa lý”.

Những dự báo dưới đây mang tính chỉ dẫn về những giá trị/kết quả mà các lãnh đạo doanh nghiệp có thể kỳ vọng đạt được khi thị trường ngày một tiến hóa:

- Làn sóng kế tiếp về đổi mới kỹ thuật số

IoT sẽ “châm ngòi” cho làn sóng kế tiếp về đổi mới kỹ thuật số trong doanh nghiệp, hợp nhất các lĩnh vực công nghệ OT và IT và thúc đẩy sự tăng trưởng về đội ngũ nhân lực dựa trên nền tảng di động và kỹ thuật số: Vì ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa mở rộng vừa khai thác theo chiều sâu đối với các chương trình số hóa trên phạm vi toàn doanh nghiệp, IoT sẽ tiếp tục có vị thế trung tâm. Làn sóng mới về đổi mới này sẽ được thực thi và nhân rộng nhờ sự phổ biến của các bộ cảm biến “kết nối” có giá thành ngày càng rẻ, trí tuệ nhân tạo và khả năng kiểm soát tích hợp, các mạng lưới truyền thông có mặt khắp nơi, hạ tầng đám mây và các năng lực phân tích dữ liệu cao cấp.

- Dữ liệu chuyên sâu

IoT sẽ biến những dữ liệu không khai thác được trước đây thành những dữ liệu chuyên sâu rất có giá trị để giúp có những trải nghiệm về khai thác dữ liệu tốt hơn: Khi đề cập tới định vị giá trị của IoT, đa phần doanh nghiệp coi hiệu quả vận hành và tiết kiệm chi phí là những lợi ích chính. Dù vậy, khả năng truy cập dữ liệu – gồm cả những dữ liệu trước đây không khai thác được – và khả năng biến dữ liệu thành những thông tin hữu ích giúp đưa ra các quyết định của doanh nghiệp, điểm nhấn của IoT, sẽ giúp thực hiện đổi mới dịch vụ khách hàng tốt hơn và mở ra những cơ hội mới trong việc xây dựng thương hiệu và củng cố mức độ trung thành cũng như mức độ hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu và dịch vụ.

- Đảm bảo an ninh từ hệ thống cục bộ đến đám mây

IoT sẽ là yếu tố then chốt xúc tiến phương thức tiếp cận “lai”, liên vận hành và mở, và sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa chính phủ và các ngành về các chuẩn kiến trúc toàn cầu phục vụ giải quyết những quan ngại về an ninh mạng: Trong khi các giải pháp IoT trên nền tảng đám mấy sẽ tiếp tục ngày càng được áp dụng rộng rãi, sẽ không có kiến trúc điện toán riêng lẻ nào có thể được độc quyền về ứng dụng. Thay vì vậy, IoT sẽ phát triển cho toàn bộ các hệ thống, cả ở điện toán biên và điện toán cục bộ, là một phần của các dịch vụ đám mây công và tư. Việc IoT trở nên phổ biến trên tất cả các môi trường điện toán không đồng nhất sẽ giúp người dùng đầu cuối áp dụng các giải pháp IoT theo phương thức phù hợp nhất với các nhu cầu về an ninh và kinh doanh trọng yếu, đồng thời cũng cung cấp cho các tổ chức các kiến trúc công nghệ truyền thông theo một phương thức logic và dễ quản lý, cho phép họ tiến hành đổi mới từ từ theo thời gian.

- Đổi mới sáng tạo giúp nâng tầm cho kiến trúc hiện tại

IoT sẽ đóng vai trò nguồn gốc cho đổi mới phát triển, thay đổi mô hình kinh doanh và thúc đẩy cho phát triển kinh tế đối với mọi cấp độ doanh nghiệp, chính phủ và quốc gia: Cũng tương tự như cuộc Cách mạng Công nghiệp, sự khai sinh ra Internet và cuộc cách mạng của công nghệ di động đã thúc đẩy tiến bộ công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển thịnh vượng, IoT cũng có vai trò và tầm ảnh hưởng tương tự. Các doanh nghiệp và thành phố sẽ cung cấp những dịch vụ mới nhờ ứng dụng IoT, các mô hình kinh doanh mới sẽ phát xuất hiện, và tại những nền kinh tế đang phát triển cụ thể, sẽ có nhiều cơ hội lớn để nhanh chóng ứng dụng IoT mà không gặp phải những trở ngại của hạ tầng truyền thống, mà sẽ nhanh chóng bỏ qua những phương thức cũ để tiến thẳng đến kiến trúc mới. Trên thực tế, McKinsey dự báo rằng 40% thị trường toàn cầu đối với giải pháp IoT sẽ được tạo ra từ các nước đang phát triển.

- Một hành tinh tốt đẹp hơn

Các giải pháp IoT sẽ được khai thác để giải quyết những vấn đề lớn về môi trường và xã hội: IoT sẽ giúp các quốc gia và các nền kinh tế phản ứng lại với những thách thức lớn nhất của hành tinh chúng ta, gồm có hiện tượng trái đất nóng lên, khan hiếm nguồn nước sạch và ô nhiễm môi trường. Trên thực tế, những người tham gia khảo sát đã xác định rõ việc tăng cường tối ưu hóa các nguồn tài nguyên chính là lợi ích số một của IoT đối với xã hội về mặt tổng thể. Cùng với khối doanh nghiệp tư nhân, các chính phủ và chính quyền địa phương sẽ triển khai IoT để tăng tốc và tối ưu hóa việc triển khai các sáng kiến hiện có để cắt giảm phát thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong sự tuân thủ nghiêm túc với thỏa thuận bảo vệ khí hậu COP21 mà theo đó 196 quốc gia đã cam kết sẽ nỗ lực giữ cho mức độ nóng lên toàn cầu chỉ ở ngưỡng 2 độ C.

Những phát hiện chính từ cuộc khảo sát toàn cầu giúp cho việc đưa ra những dự báo bên trên:

75% các doanh nghiệp tỏ ra lạc quan về các cơ hội mà IoT sẽ mang lại trong năm nay, bao gồm:

- Nâng cao trai nghiệm cho khách hàng

63% các tố chức có kế hoạch sử dụng IoT để phân tích hành vi khách hàng trong năm 2016, với tốc độ giải quyết vấn đề nhanh hơn, dịch vụ khách hàng tốt hơn và xếp hạng mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn là ba trong số 5 lợi ích tiềm năng lớn nhất đối với doanh nghiệp.

- Tiết kiệm chi phí và tự động hoá

Tự động hóa công nghiệp và tòa nhà là những lĩnh vực có tiềm năng tiết kiệm chi phí hàng năm cao nhất (lần lượt 62% và 63%).  Các kết quả cho thấy các công nghệ tự động hóa sẽ là tương lai của IoT với gần một nửa (42%) số người được phỏng vấn trả lời rằng họ có kế hoạch triển khai các hệ thống tự động hóa tòa nhà với công nghệ IoT trong vòng 2 năm tới.

- Công nghệ di động mang lại các giá trị của IoT

2/3 số tổ chức (67%) có kế hoạch triển khai Internet of Things thông qua các ứng dụng di động trong năm 2016. Ngoài ra, 1/3 số người được phỏng vấn (32%) có kế hoạch bắt đầu sử dụng IoT trong các ứng dụng di động ngay trong 6 tháng tới với khả năng tiết kiệm chi phí lên tới 59% và đây là động lực chính để triển khai IoT.

- 81% người được phỏng vấn cảm thấy các kiến thức thu được từ dữ liệu và/hoặc các thông tin được tạo ra bởi IoT đang được chia sẻ một cách hiệu quả trong tổ chức của họ.

- 41% người được phỏng vấn dự đoán rằng các mối đe dọa về an ninh mạng có liên quan đến IoT là những thách thức lớn đối với doanh nghiệp của họ. 

 

Schneider Electric chính thức trở thành đối tác chiến lược của Sacomreal

(Techz.vn) Vừa qua, Schneider Electric, chuyên gia toàn cầu về quản lý năng lượng và tự động hóa, đã chính thức công bố việc trở thành đối tác chiến lược của Công ty CP địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal, tại lĩnh vực Cung ứng thiết bị và vật liệu xây dựng