Ngày nay kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mạng xã hội thì các hình thức mua bán hàng online đang rất được ưa chuộng. Bên cạch việc mua bán hàng mới thì mua bán đồ cũ qua mạng chưa bao giờ dễ dàng đến vậy. Chợ đồ cũ online không thiếu mặt hàng nào nào từ máy ảnh, điện thoại, laptop… cho đến các đồ gia dụng như quần áo, giày dép, tủ quần áo.... Tất cả đều là đồ đã qua sử dụng, và thường được rao bán với nhiều lý do khác nhau như dọn nhà, chuyển nhà nên không có chỗ để, quần áo giày dép không còn vừa, muốn “giao lưu” các đồ dùng công nghệ…
Các chợ đồ cũ, website mua bán trao đổi trên mạng ra đời nhằm giúp nhiều người bán đi những món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới, giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng mới chưa qua sử dụng. Tất nhiên có cung thì cũng phải có cầu, người tiêu dùng luôn mong muốn bỏ ra ít tiền mà đã sở hữu được món đồ “ngon lành”, và thậm chí có những món còn mới tới 99%. Tuy nhiên, bất kỳ một lựa chọn nào cũng có 2 mặt của nó. Mặt lợi và mặt hại luôn song hành đòi hỏi mỗi người chúng ta cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Hình thức buôn bán đồ cũ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà thiệt thòi thường thuộc về người mua khi món đồ mua về không đạt chất lượng như mong muốn.
Có tới gần 1.4 triệu kết quả khi tìm kiếm cụm từ " thanh lý đồ cũ"
Khi dạo qua một vòng một forum lớn về mua bán rao vặt đồ công nghệ là nhattao.com, không khó để bắt gặp rất nhiều những tin rao bán đồ cũ kèm với những dòng giới thiệu về tính năng sản phẩm, độ mới của ngoại hình, hoặc những phụ kiện đi kèm. Giá cả của những món đồ cũ này đa phần đều rất phải chăng so với đồ mới nên ít khi người mua so đo nhiều như tâm lý thường thấy khi mua đồ mới.
Nhu cầu mua và bán đồ công nghệ trên Nhattao.com là rất lớn
Tâm lý chung khi đi mua đồ cũ, đa số đều là nhìn qua nếu ảnh sản phẩm thấy ưng mắt, giá cả nằm trong phạm vi cho phép là có thể xúc tiến luôn việc mua bán, thương thảo giữa hai bên. Cũng vì mua bán trên mạng dựa trên niềm tin, không có sự ràng buộc nào nên khách hàng rất dễ mua nhầm hàng chất lượng kém.
Khi mua đồ đã qua sử dụng, người mua thường luôn băn khoăn, liệu rằng mình đã mua được một sản phẩn tốt hay không, liệu thời gian bao test ngắn như vậy lỡ hết khoảng thời gian đó nó hỏng thì làm sao?
Vậy cần phải làm gì để hạn chế được rủi ro khi mua hàng qua sử dụng ở trên mạng ?
Trước tiên khi đi mua bất kỳ một sản phẩm nào đó, chúng ta nên có những tìm hiểu những kiến thức cơ bản về sản phẩm, điều này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn phần nào về sản phẩm và tránh bị bỡ ngỡ khi trực tiếp đi mua. Hãy nhờ ai đó có kiến thức hoặc có khả năng kiểm tra sản phẩm đi mua hàng cùng để hạn chế gặp phải những hàng kém chất lượng.
Trước khi đi mua thì cần trang bị cho bản thân những kiến thức về sản phẩm định mua.
Việc lưu giữ lại số điện thoại người bán rất có lợi, ví dụ lỡ có nguy cơ bị lừa đảo, các bạn có thể tìm kiếm số điện thoại đó ở Facebook, nếu tìm được trang cá nhân của người bán, nhiều trường hợp có thể gây áp lực khiến người bán hoàn lại tiền cho mình khi sản phẩm lỗi.
Sau đây là một mẹo của người viết, cũng xin chia sẻ cùng các bạn, chúng ta trước khi đi mua có thể tìm kiếm số điện thoại người bán ở trên mạng, xem trước đây họ đã từng bán những sản phẩm gì chưa. Nếu như đã từng bán rất nhiều sản phẩm cùng loại, hoặc có những bài viết tố cáo số điện thoại đó lừa đảo, thì khuyên thật là các bạn nên tìm một nguồn mua khác. Việc lưu giữ lại số điện thoại người bán rất có lợi, ví dụ lỡ có nguy cơ bị lừa đảo, các bạn có thể tìm kiếm số điện thoại đó ở Facebook, nếu tìm được trang cá nhân của người bán, nhiều trường hợp có thể gây áp lực khiến người bán hoàn lại tiền cho mình khi sản phẩm lỗi. Bên cạnh đó khi đi mua, nếu tốt nhất là các bạn nên tìm cách mua bán tại nhà riêng, để hạn chế lại chính rủi ro cho các bạn sau này.
Tìm kiếm số điện thoại người bán để nắm đằng "chuôi" khi đi mua hàng.
Tất nhiên trên đây cũng là những kinh nghiệm chia sẻ của người viết, hy vọng sẽ có ích cho các bạn, chúng ta nên bảo vệ quyền lợi của chính chúng ta khi mua một sản phẩm nào đó.
Tiếp đến, khi đi mua sản phẩm thì cần kiểm tra thật kỹ từ ngoại hình tới chức năng của sản phẩm. Khi đi xem sản phẩm, ta nên xem vào ban ngày, hoặc những nơi đủ sáng để có thể kiểm tra kỹ càng nhất tình trạng của sản phẩm. Sau khi thử xong xuôi thì người mua nên yêu cầu người bán viết cho một giấy cam kết bao test trong một khoảng thời gian nhất định, nếu lỗi thì hoàn trả lại tiền cho người mua. Còn đối với những sản phẩm là quần áo, đồ gia dụng thì ta nên thử thật kỹ, kiểm tra kỹ chất liệu xem có ưng ý hay không, đường chỉ hoặc màu sắc còn tốt không, mặc thử xem kích cỡ có phù hợp hay không.
Với những sản phẩm như ô tô hoặc xe máy, cần kiểm tra kỹ càng giấy tờ xe, hoặc số khung số máy. Cần lái thử để nhận biết được tình trạng của động cơ xe, khi hoàn thành thủ tục nên viết biên nhận và công chứng những giấy tờ cần thiết liên quan.
Ví dụ: Trước khi đi mua sản phẩm là một chiếc điện thoại iPhone 6 đã qua sử dụng, ta nên tìm hiểu kỹ những kiến thức về sản phẩm hoặc cách kiểm tra sản phẩm khi đi mua, chúng ta có thể nhờ bạn bè, những ai am hiểu về sản phẩm hoặc tìm kiếm ở trên mạng “cách test iPhone 6 qua sử dụng” sẽ có rất nhiều bài viết nói về việc phân biệt hoặc kiểm tra iPhone hàng “zin” hay hàng “dựng” và các tính năng còn ổn định hay không. Sau khi kiểm tra những tính năng cơ bản như: nghe gọi, camera, loa, phím home hoặc ngoại hình… nếu sản phẩm ưng ý, chúng ta có thể đàm phán với người bán về thời gian bao test cho sản phẩm.
Tìm kiếm thông tin trên mạng để trang bị cho mình kỹ năng kiểm tra sản phẩm
Kiểm tra thời gian bảo hành để xác thực tính chính xác của thông tin đăng tải
Cá biệt còn có những người bán sẵn sàng lừa bán những sản phẩm của mình, khi đó thời gian bao test sẽ không còn nhiều ý nghĩa, vì tâm lý chung của họ là sản phẩm có những lỗi gì đó mà bình thường sẽ rất khó để phát hiện ra, họ sẽ cố gắng đăng bán sản phẩm sau đó “lặn” luôn.
Lưu ý với những sản phẩm còn thời hạn bảo hành chính hãng, chúng ta kiểm tra cụ thể thời hạn bảo hành của sản phẩm. Thông thời với những sản phẩm đã hết bảo hành, thì nên yêu cầu người bán cho mình một khoảng thời gian để dùng test sản phẩm. Cá biệt còn có những người bán sẵn sàng lừa bán những sản phẩm của mình, khi đó thời gian bao test sẽ không còn nhiều ý nghĩa, vì tâm lý chung của họ là sản phẩm có những lỗi gì đó mà bình thường sẽ rất khó để phát hiện ra, họ sẽ cố gắng đăng bán sản phẩm sau đó “lặn” luôn. Với những trường hợp người mua gặp phải những người bán như thế này, thật sự đó là rủi ro, cần kiểm tra thật kỹ, và nếu lỡ có vấn đề gì thì cần trực tiếp góp ý với những Box “Xây dựng thương gia”, “Cảnh báo lừa đảo” để hạn chế rủi ro cho những người mua sau.
Khi gặp người bán lừa đảo nên cảnh báo cho những người mua sau hoặc nhờ cộng đồng đòi quyền lợi cho bản thân người mua.
Hy vọng sau bài viết này, phần nào đó giúp các bạn có cái nhìn đa chiều với việc mua bán đồ qua sử dụng online. Chúc các bạn mua được những sản phẩm còn tốt như ý muốn của mình!