Quân sự

Thăm làng mổ xác máy bay, xe tăng, tàu chiến ngay sát lòng Hà Nội

Làng Quan Độ tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh từ lâu đã nổi tiếng là một trong những làng sắt vụn lớn nhất địa bàn miền Bắc. Đây là nơi hóa giá cho đủ loại thiết bị thanh lý từ những thứ nhỏ nhặt như tivi, bàn là, tủ lạnh cho đến cả những hệ thống dây chuyền máy móc đồ sộ to bằng mấy dãy nhà. Tuy nhiên ít người biết rằng tại đây những chiếc máy bay, tàu chiến, xe tăng cũng phần nào chịu chung số phận.

Gần 10 năm nay, làng Quan Độ (Yên Phong, Bắc Ninh) đã trở thành nơi tập trung đồ phế thải kim loại. Ngay ở lối vào làng ngổn ngang các dãy thân xác máy bay to, chiếc đã xẻ vỏ, cái chỉ còn trơ động cơ, nguyên ghế ở buồng lái hoặc phơi cả khoang lái đổ ra đường. (Ảnh: Tri Thức)

Có năm người dân nơi đây đã mua được hơn 20 chiếc máy bay quân sự bỏ đi đủ loại từ MiG 19, MiG 21 đến IL18. (Ảnh: Tri Thức)

Những chiếc xe quân sự cũ hỏng cũng được xe kéo, cẩu mang đến đây bán đồng nát. (Ảnh: Tri Thức)

Thùng xe đặc chủng quân đội chuẩn bị chờ "mổ". (Ảnh: Tri Thức)

Xe máy cũ nát có cả nghìn chiếc. Mỗi chiếc Wave, Dream hoặc Cub được mua về có giá từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng. (Ảnh: Tri Thức)

Điện thoại của bộ đội thông tin và màn hình máy vi tính. (Ảnh: Tri Thức)

Bo mạch thiết bị điện tử, thông tin (Ảnh: Tri Thức)

Từ đây, họ sẽ bóc chi tiết từng thiết bị để phân ra từng loại như sắt, đồng, nhôm sau đó cung cấp cho các làng nghề tái chế kim loại. (Ảnh: Tri Thức)

Những chiếc công tắc được tách ra từ các thiết bị điện chuẩn bị mang về chợ trời ở Hà Nội bán. (Ảnh: Tri Thức)

Mỗi ngày, Quan Độ nhập về hàng tấn phế liệu, việc phá dỡ, phân loại hàng cần rất nhiều nhân công. Trong làng không đủ người, nhiều nhà còn phải thuê thêm bên ngoài. (Ảnh: Tri Thức)

Khắp các con đường, ngõ xóm đều chất đống các mặt hàng phế liệu. Từ dây cáp, dây đồng, biến thế điện, mô tơ hay các khối sắt lớn tách từ máy hỏng đủ cả. (Ảnh: Tri Thức)

Một người dân cho biết, có hai phương thức mua lại đồ cũ, một là nhỏ lẻ, nhặt nhạnh trong dân, hai là đồ thanh lý của Nhà nước. Trong ảnh là những lô xích xe tăng. (Ảnh: Tri Thức)

Sau khi phân loại tái chế đồ phế thải lại trở thành mặt hàng bán chạy. Ngày ngày các xe về chở hàng đem đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố. Trong ảnh, xe chở nhựa chuẩn bị chở vỏ dây điện và các chất liệu nhựa đến cơ sở tái chế ở khu vực khác. (Ảnh: Tri Thức)

Đọc thêm: Khám phá khu trục hạm Hoa Kỳ đang neo đậu ngoài khơi bờ biển VN

Mạnh Hưng