Khởi nghiệp

Làm thế nào để một startup mobile thành công tại Việt Nam?

Thời gian: 18h30, Thứ 3, 22/4/2014.

Địa điểm: Tòa nhà Cen group Tầng 2 (Tầng 1 là sàn giao dịch bất động sản) 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội 

[ĐĂNG KÝ THAM GIA TẠI ĐÂY]

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường GfK: Thị trường smartphone Việt Nam hiện đang đứng top khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng 156% về số lượng smartphone tiêu thụ và 113% về tổng số giá trị thiết bị bán ra. Ước tính cả năm 2013, người Việt chi 40.400 tỉ VNĐ cho điện thoại di động, tăng trưởng 33% năm 2012. Những báo cáo và các con số cho thấy tiềm năng liên quan đến smartphone tại Việt Nam là rất lớn.

Đúng vậy, với một quốc gia có trên 90 triệu dân, nhưng có trên 130 triệu thuê bao di động hoạt động hiện tại, 19 triệu số thuê bao di động có kết nối 3G, hơn 17 triệu điện thoại thông minh dự tính sẽ được bán ra trong năm 2014, thì rõ ràng môi trường khởi nghiệp trong lĩnh vực di động tại Việt Nam là một mảnh đất vô cùng màu mỡ.

Nhằm giúp cho cộng động di động tại Việt Nam có được những kinh nghiệm quý báu trong việc startup mobile,Tech in Asia và VTC Academy tạo ra chương trình: LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỘT START UP MOBILE THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM?

Tại chương trình, chúng ta sẽ có một buổi phỏng vấn khá chi tiết với anh Dũng Trần, founder đồng thời là CEO của mWork về việc làm thế nào để một startup mobile có thể trở nên thành công tại Việt Nam. Buổi phỏng vấn sẽ được trao đổi bằng tiếng Việt. Anh Dũng sẽ chia sẻ những bí quyết đã giúp cho mWork gặt hái được thành công như ngày hôm nay cũng như những gì mà startup khác có thể học hỏi từ kinh nghiệm của anh. Hơn nữa, mWork là một nền tảng cho các ứng dụng di động khác, do vậy, anh cũng sẽ đem đến một cái nhìn toàn diện về những ứng dụng thành công nhất trên nền tảng này và điều gì khiến cho hệ sinh thái mobile ở Việt Nam có sự khác biệt rất lớn so với ở Mỹ hay Châu Âu. Nếu bạn quan tâm, hãy tham gia cùng chúng tôi vào lúc 6h30 chiều ngày 22 tháng 4 năm 2014.

 Bên cạnh đó, Tech in Asia sẽ mang đến cho các startup dưới một năm tuổi tại Việt Nam cơ hội tuyệt vời để có thể giới thiệu những sản phẩm của mình tới cộng động. Mỗi startup sẽ có không gian (một nửa bàn) để trình diễn và chia sẻ về sản phẩm của mình. Để đăng ký các bạn hãy điền theo mẫu sau.

Chương trình

18h30-19h15: Đăng ký

19h15-19h45: Phỏng vấn anh Dũng Trần, mWork: Làm thế nào để một startup mobile thành công tại Việt Nam

19h45-20:00: Hỏi đáp

20.00 – 21.00pm: Networking và tiệc trà

Thông tin về diễn giả:

Mr. Dũng Trần- CEO mWork

Dũng Trần là CEO đồng thời cũng là nhà sáng lập của mWork từ tháng 5 năm 2012. mWork là một trong những mạng lưới liên kết mobile tiên phong tại Việt Nam. Trước đó, Dũng Trần từng là phó tổng giám đốc của Tinhvan Telecom hơn 2 năm. Tinhvan Telecom là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực di động và đã cung cấp dịch vụ mobile VAS cho người dùng tại Việt Nam. Anh đồng thời cũng là nhà sáng lập của Phununet và từng làm trưởng bộ phận tại FPT Telecom trong 3 năm. Với khoảng thời gian dài từng trải trong lĩnh vực công nghệ, anh có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm về thị trường internet di động tại Việt Nam và Châu Á Thái Bình Dương.

 

Mr. Đỗ Anh Tuấn- CEO- Founder của Appota

Mr. ĐỖ TUẤN ANH là CEO đồng thời là fouder của Appota, một kênh phân phối nền tảng ứng dụng mobile hàng đầu tại Việt Nam, lọt vào Top 9 công ty khởi nghiệp đáng được đầu tư nhất Đông Nam Á. Để đạt được thành công như ngày hôm nay, anh đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm sóng gió. Sau thất bại trong kinh doanh, năm 2010, anh may mắn được tham gia khóa đào tạo Founder Insitute và trở thành người tốt nghiệp xuất sắc nhất và được tham dự thuyết trình tại Singapore trước hàng nghìn nhà đầu tư quốc tế. Tại đây, anh đã có được những nhà đầu tư đầu tiên của mình, đồng thời vượt qua 500 start-up khác trên toàn cầu đến Mỹ để nhận giải thưởng đột phá nhất do Founder Insitute trao tặng. Trải qua quá trình khởi nghiệp như vậy, những kiến thức và kinh nghiệm của anh sẽ là những chia sẻ quý báu cho các startup.

Tư liệu: VTC Academy

Mời bạn xem thêm: Startup: Tập trung quá mức vào hiện tại có dẫn tới thiếu tầm

LongK