Khoa học & Đời sống

Đây là top 8 thói quen của những người năng suất trong công việc

Đây là top 8 thói quen của những người năng suất trong công việc

Dù là ở đâu hay công việc gì đều không phải là vấn đề chính, năng suất và chất lượng công việc là cái bạn cần quan tâm trên hết. Bạn có rất nhiều việc phải làm nhưng mỗi ngày chỉ có 24h. Từng ngày trôi qua, vẫn còn rất nhiều việc dang dở, bạn bối rối không biết cần làm những gì để cải thiện tình hình, nâng cao hiệu suất công việc. Việc thay đổi thói quen chính là yếu tố mạnh mẽ nhất giúp bạn có năng suất làm việc cao gấp bội. Chỉ cần quyết tâm thay đổi thói quen hàng ngày của bản thân mình, bạn sẽ thấy việc tăng hiệu suất lao động không hề khó. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích đến từ chuyên gia Tony Wong, nghiên cứu về dự án quản lý và năng suất công việc.

1. Giảm danh sách việc phải làm: Cố làm nhiều việc càng tốt trong 8 giờ đồng hồ không phải là ý hay. Hoàn thành mọi công việc không đồng nghĩa với việc bạn đã làm việc có hiệu quả. Chất lượng của công việc mới là mục tiêu bạn nên hướng đến.

Bạn có thực sự cần liệt kê ra tận 30 việc cần làm và hoàn thành trong một ngày? Thay vào đó hãy đặt ra ít mục tiêu hơn nhưng lại dễ hoàn thành hơn hơn để có thể tập trung làm một cách hoàn hảo nhất có thể.

Hãy quản lý công việc thật tốt, điều này giúp bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn khi giải quyết một lượng lớn công việc hàng ngày.

2. Nghỉ ngơi nhiều hơn:Bạn có biết vì sao khi còn đi học chúng ta luôn được 30 phút giải lau sau mỗi 2 tiết học ? Và nếu bạn để ý thì não bộ và cơ thể của chúng ta chỉ hoạt động tốt nhất ở những phút đầu tiên, do vậy việc làm việc quá cao độ mà bỏ quên đi những phút giải lau hiếm có là một “sự trừng phạt” đối với cơ thể chính bạn.

Thay vì phải ngồi hàng giờ trên bàn làm việc, hãy rời ghế làm việc và tản bộ ở đâu đó,  ăn trưa hay ăn nhẹ, hoặc đơn giản chỉ ngồi thiền một chỗ. Khi quay lại với công việc, bạn đã nạp năng lượng đầy đủ và sẵn sàng cho các nhiệm vụ dang dở.

3. Tuân theo nguyên tắc 80/20: Chỉ cần bỏ ra 20% sức lực nhưng công việc phải đạt được 80%. Loại bỏ tất cả những điều vụn vặt không liên quan đến công việc của bạn trong suốt thời gian làm việc. Nói đơn giản hơn thì chia công việc của bạn ra các phần nhỏ theo từng bước và hệ thống rồi lần lượt loại bỏ các bước không cần thiết. 

4. Dành buổi sáng cho bản thân: Khi vào email, các tài liệu điện tử, hay lịch làm việc, bạn sẽ hủy hoại toàn bộ sự năng động của ngày hôm đó vì buổi sáng của bạn bỗng dưng được dùng để giải quyết những nhu cầu hay mong muốn của người khác (VD check mail để giải quyết các vướng mắc của khách hàng hay trả lời thắc mắc cho cấp dưới). Sẽ tốt hơn nhiều nếu những khoảnh khắc quý giá đầu tiên trong ngày được dùng để làm điều gì đó thư giãn, tập thể dục, ăn sáng, độc báo. Điều này sẽ tạo năng lượng tích cực cho một ngày mới.

5. Giải quyết những điều khó khăn trước bửa trưa: Nghiên cứu cho thấy não bộ hoạt động hiệu quả nahast là vào buổi sáng khi chúng ta thức dậy. Hoàn thành ngay các nhiệm vụ hóc búa khi đầu óc bạn vẫn còn tỉnh táo là cách bạn sử dụng một cách hiệu quả nhất khả nằng của não bộ. Nếu bạn có công chuyện hay cuộc gặp gỡ nào hãy để dành cho buổi chiều. Sắp xếp lịch trình làm việc của bạn theo hướng này, bạn sẽ tự tạo ra cách quản lý thời gian hợp lý và năng động hơn.

6. Lên kế hoạch cho bản thân: Sẽ có rất nhiều công việc phát sinh nếu bạn không có kế hoạch. Bạn cần lên danh sách những công việc ưu tiên thực hiện trong ngày, Chẳng hạn, phải kiểm tra email, lập các khoảng thời gian và deadline tương ứng cho từng công việc trong các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Như vậy, bạn sẽ không bất chợt phải dừng việc đang làm dở lại để làm việc khác rồi lại bắt đầu sao nhãng vào những việc không đâu.

7. Ngừng nhầm lẫn giữa năng suất và sự lười biếng: Trong khi không ai công nhận rằng lười biếng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc mất năng suất. Thực tế, có rất nhiều cách được gọi là tiết kiệm thời gian – ví dụ như hội họp hay email, thực chất chỉ là một cách để thoát khỏi việc phải trực tiếp làm việc gì đó. Tập trung vào làm công việc của bạn một cách hiệu quả cũng như năng suất nhất có thể.

8. Đừng đa nhiệm: Nhiều người nghĩ rằng làm nhiều việc cùng một lúc giúp họ làm việc năng suất hơn, nhưng đó không chỉ là ảo tưởng mà còn nhiệm gây hại cho bạn trên nhiều khía cạnh. Bạn sẽ chậm chạp hơn, phạm nhiều lỗi, căng thẳng, thậm chí làm giảm chỉ số IQ. Thay vào đó hãy tập trung làm tốt một việc trước đã.

 

Đâu là những nơi làm việc lý tưởng nhất Việt Nam năm 2016?

(Techz.vn) Dưới đây là danh sách 10 nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam trong một bảng xếp hạng vừa được công bố mới đây. rn