Nhịp sống số

Thương mại điện tử Việt Nam 2016: Lối đi nào cho nhau?

Chỉ mới trong khoảng 2 năm trở lại, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đã có những thay đổi rất bất ngờ. Bên cạnh những doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, TMĐT Việt Nam đã chứng kiến sự sụp đổ của nhiều website lớn tại nước ta.

Hàng loạt tên tuổi bị tình trạng đóng cửa

Beyeu.com – website bán lẻ trực tuyến các sản phẩm dành cho trẻ em, phụ nữ đã bất ngờ dừng hoạt động, đưa ra thông báo chính thức: “Kinh doanh thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Nhiều doanh nghiệp quyết định sẽ dừng việc đốt tiền. Chúc may mắn cho những kẻ còn lại”. Đây như là lời trăn trối, hé lộ tình hình thực tế rất e ngại về việc kinh doanh trong TMĐT Việt Nam. Thông qua đó, Beyeu.com như muốn chia sẻ cho mọi người thấy thực trạng kinh doanh thua lỗ, thiếu vốn đầu tư dẫu cho giao diện trang web vẫn hết sức bình thường.

Điều đáng nói, không chỉ có mỗi Beyeu.com trực thuộc Project Lana mà còn thêm Lamdieu.com và Foreva.vn, tất cả đều đóng cửa, không còn hoạt động kinh doanh TMĐT tại Việt Nam. Đối với Lamdieu.com và Foreva.vn, cả 2 chỉ hoạt động được khoảng nửa năm, rồi dừng hoạt động vào năm 2013 do tình hình kinh doanh thua lỗ.

Cuối năm 2015, sàn thương mại điện tử Deca.vn cũng đã ngừng hoạt động vào lúc 12 giờ ngày 31-12-2015, kết thúc chặng đường kinh doanh. Deca.vn cho biết rằng, doanh nghiệp buộc phải đóng cửa là do thị trường TMĐT trong năm 2016 sẽ cạnh tranh khốc liệt. Đồng thời, do có thêm nhiều doanh nghiệp lớn tham gia, Deca.vn sẽ không đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra, dẫn đến quyết định dừng dự án trên.

Những điều gì sẽ đến trong 2016

Sau những thất bại của nhiều doanh nghiệp trong sân chơi TMĐT tại Việt Nam, khiến cho những người khởi nghiệp tỏ ra khá lo lắng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Thực tế cho thấy, Lazada và Tiki, cùng những tên tuổi khác vẫn rất thành công, ngày càng phát triển.

Lazada và Tiki hiện đang là một trong những kênh bán hàng đa sản phẩm được khá nhiều khách hàng quan tâm, bởi mức giá hấp dẫn, thường xuyên đưa ra chương trình giảm giá. Cả 2 đều có những mặt hàng phong phú, khả năng đáp ứng tốt về nhu cầu thị hiếu cho khách hàng. Nhờ vào chiến lược đúng đắn, các thương hiệu trên cho tốc độ phát triển rất nhanh tại sàn giao dịch thương mại điện tử.

Nhờ vào internet ngày càng phổ cập tại Việt Nam, bên cạnh smartphone và máy tính tăng mạnh trong những năm gần đây, những yếu tố này đã giúp người dùng hiểu rõ và dễ dàng tiếp cận hơn về sân chơi TMĐT. Ngoài ra, mạng xã hội như Facebook, nhiều trang web quảng cáo, tiếp thị và các phương tiện truyền thông khác đã giúp cho nhiều khách hàng hiểu rõ hơn về TMĐT.

Điều quan trọng hơn nữa, nhiều website bán hàng trong nước không yêu cầu thanh toán thẻ visa, chấp nhận hình thức giao hàng theo kiểu COD (Cash On Delivery) đã giúp cho khách hàng yên tâm hơn về hình thức mua hàng qua mạng.

Theo một số chuyên gia, TMĐT ở Việt Nam chỉ đang là giai đoạn sơ khai, đang trong giai đoạn phát triển và cần có những tác động tích cực để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp TMĐT trong nước cần phải có một chiến lược hoạt động lâu dài, tìm hiểu rõ những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Cùng với đó, doanh nghiệp khởi nghiệp cần tránh đi vào vết xe đổ của những bậc tiền bối ở sân chơi TMĐT.

Thay cho lời kết

TMĐT tại Việt Nam tuy không phải mới mẻ nhưng vẫn đang trong quá trình phát triển. Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tên tuổi như Beyeu và Deca đã chính thức rời khỏi sân chơi TMĐT. Bên cạnh đó, những tên tuổi khác lại tỏ ra rất thành công như Lazada và Tiki, bởi những chiến lực kinh doanh riêng của họ. Với lượng smartphone, máy tính và mạng internet ngày càng phát triển số lượng và chất lượng, TMĐT tại Việt Nam trong năm 2106 sẽ còn khởi sắc cho những doanh nghiệp khởi nghiệp và lâu năm.

 

Mỹ mất ngôi trang thương mại điện tử số một về tay Trung Quố

Đại diện của Alibaba, doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, vừa công bố doanh số 10 nghìn tỷ NDT giá trị hàng hoá của công ty chỉ trong năm 2012.