Blog công nghệ

Thị trường OTT ở Việt Nam những ai còn sống?

Thị trường OTT ở Việt Nam những ai còn sống?

Thị trường OTT tại Việt Nam dù đang phát triển  nhanh chóng nhưng vẫn chưa thực sự đạt được những doanh số đáng kể khi ngày càng có nihều đối thủ nhảy vào cuộc đua này. Điểm qua các ứng dụng OTT được người dùng sử dụng nhiều nhất thì Viber, Zalo, Skype, WhatsApp, Facebook Messenger, LINE vẫn đang chiếm tỉ lệ khá cao.

Ở thị trường OTT thì Zalo được xem là đối thủ nặng kí nhất tại Việt Nam với nhiều tiện ích đa dạng và tính năng nổi bật, giúp người dùng có thể giải trí hằng ngày. Zalo không chỉ định hướng phát triển ở phân khúc di động mà còn mở rộng sang nền tảng máy tính.

 Zalo đã sở hữu hơn 30 triệu người dùng và vươn lên dẫn đầu thi trường OTT tại Việt Nam, vượt mặt cả Viber khi chỉ chiếm 23 triệu lượt tải vào năm 2015. Nhiều ý kiến cho rằng việc văn phòng đại diện của Viber rút khỏi Việt Nam đã làm giảm đi số lượng người truy cập khi vẫn chưa thấu hiểu nhu cầu người dùng và cung cấp các dịch vụ tiện ích như Zalo.

Skype cũng là một trong những ứng dụng khá phổ biến tại Việt Nam khi tiện ích trong công việc và đời sống, nổi bật với tính năng gọi video call chất lượng cao. Skype không ngừng cập nhật nhiều tính năng mới với đa dạng icon, và đặc biệt với độ tương thích cao, Skype có thể được sử dụng với nhiều hệ điều hành khác nhau.

Bên cạnh Viber và Skype thì Whatsapp cũng là ứng dụng quốc tế được ưa chuộng tại Việt Nam. Với ứng dụng có ít quảng cáo và spam, ứng dụng này đã thu hút người khi cậ[ nhật thêm tính năng gọi miễn phí và được truy cập dễ dàng trên các hệ điều hành trên di động.

Có thể thấy rằng, lượng truy cập người sử dụng tin nhắn miễn phí của các ứng dụng ngoại chiếm tỉ lệ khá cao. Thị trường OTT ở Việt Nam sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn khi các nhà mạng trong nước không chịu ngồi yên, đã tung ra các ứng dụng của riêng mình. Tiêu biểu có thể thấy rõ sản phẩm Mocha của Viettel, Halo của Mobi hay Viettalk của Vinaphone đã chính thức được trình làng.

Dù là sản phẩm khá mới nhưng Mocha đã được giới trẻ đón nhật với các tính năng nổi bật như Voice Sticker, chuyển tiền, thu hồi tin nhắn…Đặc biệt hơn, người dùng Mocha của Viettel có thể nhắn tin miễn phí với các thuê bao nội mang khác dù vẫn chưa được cài đặt ứng dụng này. Được biết, Viettel đã có chiến lược đầy tham vọng khi có kế hoạch mở rộng ứng dụng Mocha sang thị trường quốc tế. Đây có thể được xem là một chiến lược đầy mạo hiểm của Viettel.

Mặt khác, Viettalk - “đứa con mới” của VinaPhone vẫn đang trên đà phát triển nhưng với tốc độ khá chậm với lượng người dùng không cao.  Viêc phát triển chậm do ít tính năng mới và không được miễn phí đã tạo nên một bước tiến khó khăn cho VinaPhone khi muốn xâm nhập và khẳng định vị thế của mình trên thị trường OTT.

Nhìn chung, OTT là một thị trường khốc liệt tại Việt Nam. Đối với những ông lớn như Viber hay LINE đã rút văn phòng đại diện khỏi Viêt Nam thì các nhà mạng trong nước cần phải có những chiến lược hợp lý và thấu hiểu người dùng để có thể tồn tại trong thị trường OTT tại Việt Nam.

 

Rò rỉ hình ảnh điện thoại kim loại vuông khối mà Nokia có thể cho ra mắt trong năm nay

(Techz.vn) Sau thời gian yên ắng, CEO của Nokia khẳng định năm nay sẽ là năm trở lại đầy ấn tượng của hãng và bằng chứng là những hình ảnh rò rỉ chiếc điện thoại kim loại vuông khối.