Nhịp sống số

Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chi phối thị trường công nghệ tương lai

Trong khoảng 12 năm trở lại, các doanh nghiệp Trung Quốc đang tiến hành thâu tóm nhiều hãng công nghệ lớn thế giới với tốc độ rất nhanh, đỉnh điểm từ năm 2015 cho tới thời gian gần đây.

Thương hiệu Lenovo ở thời điểm hiện tại là một trong những tên tuổi chuyên thâu tóm các hãng công nghệ trên thế giới. Ngay tại thời điểm 2004, hãng Trung Quốc này đã có động thái thâu tóm IBM ở mảng máy tính bằng số tiền khoảng 1.75 tỉ USD. Lenovo được phép sử dụng thương hiệu IBM trong vòng 5 năm sau đó, bên cạnh việc giữ thương hiệu Think trên nhãn mác các dòng máy tính được bán ra thị trường.

Trước đây, Lenovo chỉ đứng thứ 9 trong danh sách các nhà sản xuất máy tính, thị phần của hãng chỉ nằm gọn trong mức 2.3%, doanh thu đạt được 3 tỉ USD. Kết quả sau khi thâu tóm IBM, hãng Lenovo đã tăng lên vị trí số 4 trong mảng máy tính, cũng không bao lâu đã vươn lên đứng hạng nhất.

Khoảng 10 năm sau, Lenovo đã có những bước mình khi mở rộng thành 3 lĩnh vực kinh doanh có quy mô toàn cầu là máy tính, di động và doanh nghiệp. Tất cả đều mang lại cho Lenovo nhiều thành công vang dội trên đấu trường quốc tế, cạnh tranh khốc liệt với nhiều thương hiệu lớn khác.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sau khi thâu tóm những thương hiệu khác sẽ dễ dàng độc đoán trong khâu thiết kế giao diện người dùng. Và khi đó, nhiều sản phẩm công nghệ như điện thoại khó tránh khỏi tình trạng bị cài đặt rất nhiều ứng dụng, trò chơi với ngôn ngữ và nguồn gốc đến từ Trung Quốc, điều này sẽ gây khó chịu đối với một số người dùng.

Vào năm 2014, đã thâu tóm luôn cả thương hiệu Motorola Mobility đình đám một thời với khoản tiền 2.91 tỉ USD. Hiện tại, công ty đến từ Trung Quốc chỉ giữ lại thương hiệu với chữ M với logo hình cánh dơi, hoạt động như một công ty con của Lenovo. Chính vì vậy, Lenovo vươn lên top 5 công ty sản xuất di động hàng đầu thế giới trong thời gian vừa qua.

TCT được thành lập từ năm 2004 bằng 55% vốn TCL, cộng 45% của Alcatel là tiền thân của tập đoàn TCL - Alcatel Mobiphone Ltd. Hãng tập trung ngành nghề kinh doanh chính là dòng điện thoại Alcatel, TCL và thiết kế thương hiệu. TCL là công ty điện tử đa quốc gia đến từ Trung Quốc chuyên thiết kế, sản xuất, phát triển, bán các sản phẩm như: điều hòa; tủ lạnh; máy giặt; TV; di động và các thiết bị điện tử khác.

TCL đã bỏ ra khoảng 20 triệu USD nhằm mua đứt luôn phần vốn góp trị giá 45% cổ phần của Alcatel trong liên doanh T&A vào năm 2005. Từ đó, Alcatel dẫu mang thương hiệu Pháp nhưng lại bị chi phối bởi quyền điều hành của TCL.

Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chi phối thị trường công nghệ?

Nếu doanh nghiệp Trung Quốc vẫn cứ thâu tóm thêm nhiều tên tuổi lớn trong làng công nghệ thì tương lai ngành di động sẽ có nhiều biến chuyển. Đầu tiên phải kể đến, đó là các doanh nghiệp lớn còn lại của thế giới sẽ cạnh tranh về chất lượng và giá cả so với những thương hiệu Trung Quốc. Trong trường hợp, doanh nghiệp Trung Quốc sau đã thâu tóm thêm vài tên tuổi mới, rồi cùng hợp tác với nhau, điều này gây khó khăn cho người dùng khi quyết định mua một sản phẩm mới. Và tiếp theo đó, các doanh nghiệp sẽ hợp tác với nhau, đưa ra những chính sách có khả năng đem lại điều bất lợi cho khách hàng và người dùng công nghệ.

Hình chỉ mang tính chất minh họa

Ví dụ, các doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm gần hết các thương hiệu lớn chuyên về sản xuất dòng điện thoại Android. Lúc bấy giờ, họ dễ dàng làm “giá” với người dùng trong khi chất lượng chưa hẳn đã tốt hơn nhiều, liệu có tương xứng với mức giá bán như hiện tại? Bởi lẽ, Apple sản xuất dòng iPhone chủ yếu dành cho người dùng cao cấp, không phải ai cũng dễ dàng mua được.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều điều rủi ro cho người dùng khi các doanh nghiệp Trung Quốc cứ đang lên kế hoạch thâu tóm nhiều hãng công nghệ lớn, mà khi đó chúng ta mới biết chính xác được kế hoạch cụ thể của họ. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp đến từ Trung Quốc đã vướng vào nhiều vụ kiện liên quan đến vấn đề bảo mật. Chẳng hạn, Xiaomi âm thầm gửi dữ liệu người dùng đến trang web api.account.xiaomi.com.

Liên quan đến thương hiệu Lenovo, khi hãng này bị tình nghi đã sử dụng phần mềm gián điệp trên máy tính người dùng, vốn bị dư luận trước đây rất quan tâm đến vấn đề này. Người dùng bắt buộc phải cập nhật BIOS để khắc phục và gỡ bỏ được phần mềm LSE của Lenovo.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sau khi thâu tóm những thương hiệu khác sẽ dễ dàng độc đoán trong khâu thiết kế giao diện người dùng. Và khi đó, nhiều sản phẩm công nghệ như điện thoại khó tránh khỏi tình trạng bị cài đặt rất nhiều ứng dụng, trò chơi với ngôn ngữ và nguồn gốc đến từ Trung Quốc, điều này sẽ gây khó chịu đối với một số người dùng.

Thay cho lời kết

Với khả năng "thâu tóm" ngày càng nhiều hơn, các doanh nghiệp Trung Quốc đang bành trướng sức mạnh về tài chính, cùng khả năng chịu chi số tiền lớn để mau chóng đạt vị trí cao trong bảng xếp hạng những thương hiệu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự việc không đơn giản chỉ là thâu tóm để phát triển mạnh mẽ hơn, điều này đã gây ra những mối nguy cơ tiềm ẩn. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẽ nắm bắt được nhiều thông tin cá nhân của người dùng, vấn đề bảo mật và riêng tư sẽ khó được đảm bảo như những thương hiệu đến từ quốc gia khác. Chưa kể đến, nhiều sản phẩm đến từ quốc gia này sẽ tích hợp sẵn các ứng dụng, trò chơi với giao diện và tính năng chỉ phù hợp với người dùng Trung Quốc.

 

Xiaomi Notebook: Lần đầu cho Apple Trung Quốc!

(Techz.vn) Xiaomi luôn là cái tên được nhiều người dùng biết tới, những sản phẩm của hãng luôn cho thấy sự khác biệt về giá thành so với phần còn lại. Sau smartphone, Xiaomi tiếp tục lấn sân sang thị trường laptop.