Ứng dụng

AlphaGo là gì?

AlphaGo là gì?

Thế giới đang chứng kiến cuộc chiến mang tầm vóc lịch sử giữa con người và máy tính, đánh dấu một cột mốc mới trong sự tiến bộ của công nghệ trí tuệ nhân tạo sau sự kiện máy tính Deep Blue của hãng IBM đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov vào năm 1997. Chương trình AlphaGo của Google có dịp đối đầu huyền thoại cờ vây Lee Se-dol trong trận đấu 5 ván. Trận đấu kéo dài hơn 4 tiếng được tổ chức tại khách sạn Four Seasons (Seoul, Hàn Quốc) và thu hút hơn 70 ngàn người theo dõi trực tiếp qua kênh Deep Mind trên Youtube. Từ trước tới nay, chưa bộ máy nào chơi ở cấp độ cao như vậy bởi tuyển thủ Hàn Quốc đã 14 năm liên tiếp là nhà vô địch. Tới thời điểm này, AlphaGo đã giành chiến thắng chung cuộc.

Cờ vây và huyền thoại Châu Á Lee Sedol

Cờ vây là một trò chơi trên bàn cờ và là môn trí tuệ dành cho hai người chơi. Xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc từ 2.500 năm trước, cờ vây khá đơn giản nhưng buộc người chơi phải có cho mình những chiến lược hợp lý.

Cờ vây chủ yếu thịnh hành ở các quốc gia Á Đông, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay nó đã được truyền bá rộng rãi sang phương Tây. Có một điều đáng nói là người phương Tây biết đến cờ vây chủ yếu qua sự tiếp xúc các kỳ sư và tài liệu Nhật Bản, cho nên ở phương Tây các thuật ngữ cờ vây phần nhiều được ghi bằng tiếng Nhật.

Tại bàn cờ được chia ô vuông, có hai quân đen và trắng đại diện cho hai bên tham gia. Cơ chế chung sẽ đi theo lượt, tới lượt ai sẽ đặt quân của họ lên bất kỳ nút giao còn trống trên bàn cờ.

Khi đã đặt vào nút giao, bạn không thể di chuyển quân. Tuy nhiên, chúng ta có thể vây bắt quân hoặc nhóm quân của đối phương bằng cách bao quanh toàn bộ quân địch. Nếu bạn nghĩ rằng để chiến thắng thì phải "hất" nhanh đối thủ ra khỏi bàn cờ thì hoàn toàn sai. Mục tiêu chính của trò chơi đó là, sử dụng quân để thiết lập nhiều vùng hay nhiều không gian nhất trên bàn cờ. Tùy vào từng thế trận mà bạn tìm ra được các cách đi khác nhau cho bản thân để có thể thoát khỏi vòng vây, tấn công lại đối phương.

Nếu so với nước đi của cờ vua, thì cờ vây khó khăn hơn rất nhiều khi có tới hơn 130 nghìn nước đi. Khá khó khi có thể học từng nước đi trong môn cờ vây, chứ chưa nói đến việc nắm bắt cách chơi của đối thủ.

Về phía cao thủ cờ vây, Lee Sedol  là một người Triều Tiên, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1983 tại một đảo nhỏ Bigeumdo.

Năm 2014, anh chiến thắng  trước loạt Jubango (10 trận) với kỳ phùng địch thủ đến từ Trung Quốc là Gu Li. Đây là một sự kiện để ghi nhớ lịch sử cờ vây đầu thế kỷ 20 khi Junbago là hình thức thi đấu thường được dùng nhất để phân cao thấp.

Là người vô địch liên tục nhiều giải cờ vây thế giới nhất trong vòng 15 năm trở lại đây, Lee Sedol xấp hạng 2 trên bảng xếp hạng quốc tế chỉ sau Lê Chang-Ho ( tháng 1 năm 2016). Anh được biết như là người “chế ngự” được lối chơi của người tiền nhiệm là Lee Chang-Ho, đồng thời dẫn đầu cho trào lưu chiến đấu quyết liệt trong cờ vây.

Cho đến khi AlphaGo xuất hiện...

AlphaGo là gì?

AlphaGo là phần mềm máy tính (dưới dạng trí thông minh nhân tạo) được công ty con DeepMind của Google phát triển tại LonDon, Anh vào cuối năm 2015. Khá bất ngờ khi ông chủ đứng đầu công ty là thần đồng cờ vua Al Demis Hassabis. Tính tới hiện nay, lượng dữ liệu các trận đấu cờ vây mà AlphaGo nhập vào giúp nó có kinh nghiệm tương đương với 80 năm chơi cờ vây liên tục. Một con số ngạc nhiên và đáng ngưỡng mộ. 

Thuật toán của AlphaGo phân tích các phương án dựa trên xác suất và kết hợp với các bộ quy tắc, giúp phần mềm này có thể đưa ra nước đi đúng đắn. AlphaGo được thiết kế mô phỏng hoạt động não người, có thể phân tích bài học từ những sai lầm để đưa ra phương án tốt hơn cho mỗi lần chơi sau.

AlphaGo có khả năng tự học, ghi nhớ các bước đi của đối thủ. Qua đó, nó tự dạy chính bản thân mình những nước cờ không ai đoán trước được. AlphaGo không khác gì con người.

Đầu tiên, AlphaGo được lập trình viên cung cấp cơ sở dữ liện về trò chơi. Trên cơ sở này, nó đã có thể chiến thắng 57%, cao hơn nhiều những chương trình khác với tỉ lệ 44%.

Bước tiếp theo, chương trình tự nghiên cứu các nước đi khi AlphaGo chơi cờ với chính nó. Từng bước một, chương trình trí tuệ này sẽ tìm ra quy luật nhằm đi đến chiến thắng.

Các nhà nghiên cứu tại Deep Mind gọi chương trình là thuật toán học liên lục. Các nhà nghiên cứu không chỉ ngạc nhiên về chiến thắng này mà còn về thuật toán chương trình.

Thuật toán trong Alpha Go có 12 lớp, mỗi điểm thần kinh nhân tạo gọi là noron kết nối với điểm bên cạnh và lớp gần nó. Khi thông tin chạy qua các điểm này, kết nối giữa chúng mạnh lên và làm thay đổi cấu trúc của mạng. Để huấn luyện chương trình, chúng sẽ được cung cấp dữ liệu đầu vào và tín hiệu đầu ra sẽ được kiểm chứng. Những bước đi đúng sẽ được ghi nhận, từng bước chương trình sẽ học cách cho ra ngày càng nhiều tính toán đúng.

David Silver tại Deep Mind cho rằng với những yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình tìm kiếm xử lý, khả năng chương trình mắc sai lầm là vẫn có. Tuy nhiên chúng sẽ tiến bộ theo thời gian, giảm khả năng mắc lỗi.

Ngày 27/1/2016, tạp chí Nature công bố một thông tin gây chấn động giới cờ vây là AlphaGo chiến thắng 5-0 trước nhà vô địch cờ vây Châu Á Fan Hui.Trước đó, AlphaGo đã thắng 494 trận trên tổng số 495 trước các phần mềm chơi cờ khác.

AlphaGo và tương lai

Chiến thắng của AlphaGo không chỉ thể hiện sức mạnh của máy móc mà còn chứng minh tính ưu việt của thuật toán xử lý mới, mở đường cho những bước phát triển cao cấp đầu tiên của hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng AlphaGo không được sinh ra chỉ để chơi game. Điều mà dự án Google Deepmind hướng tới là áp dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ cuộc sống hằng ngày.

Thông qua AlphaGo và dự án Google DeepMind, ông Demis Hassabis, Giám đốc điều hành dự án Google Deepmind muốn áp dụng trí tuệ nhân tạo trong những ứng dụng quan trọng thực tế. Những nghiên cứu về mạng noron đã có nhiều thành công, và trong tương lai chúng có thể được áp dụng trên thực tế. Trong ngắn hạn, đó sẽ là những trợ lí ảo trên điện thoại thông minh. Trong trung hạn, đó có thể là những hệ thống chuẩn đoán bệnh, dự đoán thời tiết và thiên tai. Còn trong dài hạn, ông Hassabis đặt mục tiêu sử dụng những hệ thống máy tính siêu thông minh để giúp con người tạo ra đột phá trong nghiên cứu khoa học, điều mà bình thường sẽ mất hàng thế kỉ nhưng có thể được rút ngắn chỉ còn vài năm với trí thông minh nhân tạo.

AlphaGo đang suy nghĩ theo cách của con người, nhưng nhanh hơn rất nhiều. Nhờ sự phát triển trong sự sáng tạo của con người, trí tuệ nhân tạo AlphaGo và được xây dựng dựa trên việc mô phỏng hoạt động não người, có thể tư duy chuyên sâu dễ dàng vượt qua con người trong bất kỳ phép thử logic thuần túy nào, song được tích hợp khả năng học hỏi, bên cạnh quyền truy cập nguồn dữ liệu khổng lồ, AI sẽ sở hữu khả năng tự học hỏi chuyên sâu, làm dấy như câu chuyện đáng sợ “máy móc đã vượt xa loài người, khoa học viễn tưởng đã trở thành hiện thực”. Thậm chí, một số người nghi ngờ liệu AlphaGo có để thua vài ván tiếp theo nhằm tránh gây ra sự nghi kỵ nơi con người về khát vọng cai trị thế giới của nó.

Thực tế, mặc dù máy móc vượt trội hơn chúng ta về nhiều khả năng, chúng vẫn chỉ là công cụ được sử dụng bởi con người. Mối nguy hiểm thực sự của trí thông minh nhân tạo (AI) giống như AlphaGo không nằm ở nguy cơ thống trị nhân loại, mà nó khiến chúng ta đánh mất tinh thần chiến đấu và ý thức về mục đích.

Bên cạnh bước đột phá khác biệt của AlphaGo, vẫn tồn tại câu hỏi lớn ở đây là AlphaGo sẽ tiến bước cùng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người trong tương lai, hoặc sẽ là.."kẻ hủy diệt" con người đến từ những sáng tạo của chính họ?

 

Google và những điều có thể bạn chưa biết

(Techz.vn) Bên cạnh khối lượng thông tin khổng lồ của thế giới mà Google đang sở hữu, "gã khổng lồ" còn có những bí mật thú vị khiến bạn rất hào hứng khám phá.