Nhịp sống số

Máy tính đã có thể xác định lời nói dối dựa vào mắt của người nói

Bộ phim A Space Odyssey (2001) đã dạy chúng ta một điều, các cỗ máy có thể biết khi nào chúng ta nói dối. Nhưng hiện nay đa số các máy tính không thể làm được điều này. Tuy nhiên, nếu sử dụng phần mềm được phát triển bởi các nhà khoa học tại đại học ở Buffalo, chuyện này hoàn toàn có thể. 

Dựa theo các nghiên cứu tâm lý trước đây, đội nghiên cứu này đã phát triển một phần mềm cho phép máy tính phân tính các chuyển động mắt của người nói để quyết định xem liệu họ đang nói thật hay nói dối. Bằng cách phân tích các chuyển động của mắt, máy tính có thể xác định được những lời nói dối chính xác đến 82.5 %. Trong khi đó, một người chất vấn được đào tạo chỉ có khả năng nhận diện nói dối thành công lên đến 65%.


Dự án này đã sử dụng 40 đoạn băng ghi âm từ các cuộc hội thoại trong 132 đoạn với mục đích ban đầu để nghiên cứu về tâm lý học, trong trường hợp kiểm tra xem người bình thường có nói dối về việc ăn trộm tiền hay không. Các đoạn video này cho thấy vô số các màu da, các kiểu mặt cùng các điều kiện ánh sáng khác nhau, một số họ còn sử dụng các vật dụng làm hạn chế sự quan sát như kính râm.


Để máy tính có thể xác định xem liệu đôi mắt họ có đang “nói dối” hay không, hệ thống cần phải có cơ sở ban đầu về các chuyển động thông thường của mắt của những đối tượng được nghiên cứu khi họ đang nói thật. Điều này có thể dễ dàng làm được bằng cách phỏng vấn từng người một với các câu hỏi đơn giản để có các câu trả lời 100% là sự thật để quan sát sự chuyển động của mắt các người nói. Một cách cụ thể, máy tính ghi chép lại số lần nháy mắt hay tần số họ thay đổi hướng nhìn của mắt.


Khi cuộc trò chuyện tiếp tục diễn ra, các đối tượng sẽ được hỏi liệu họ có lấy trộm tiền hay không. Nếu các chuyển động của mắt họ vẫn như vậy, điều này có nghĩa họ đang nói thật. Tuy nhiên nếu nó thay đổi, họ sẽ bị gắn mác là nói dối. Trong cuộc thử nghiệm đa số các “thủ phạm” đều bị tóm nhưng một số ít thực sự là người nói dối giỏi, họ có thể kiểm soát tất cả các phản ứng tâm lý (bao gồm cả chuyển động của mắt).


Các nhà khoa học dự định sẽ nghiên cứu chi tiết hơn với cơ sở dữ liệu lớn hơn và hi vọng có thể tạo ra một phần mềm hỗ trợ các chuyên viên thẩm vấn. Phó giáo sư Ifeoma Nwogu đã nói: “Điều chúng tôi muốn làm rõ ở đây là liệu có tín hiệu nào phát ra từ con người khi họ nói dối và liệu các cỗ máy có thể dò ra nó hay không? Đương nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể làm được”.

Tham khảo: Gizmag